Shopee 8.8

Bạn đã gắn bó với một công việc 2 đến 3 năm nhưng vẫn quyết định nghỉ. Môi trường làm việc không chuyên nghiệp, mức lương chưa thỏa đáng, khó hòa nhập với văn hóa công ty hay “người cũ”… Hay còn lý do nào khiến nhiều bạn trẻ quyết định nhảy việc? Hãy cùng TopReview.vn đi tìm hiểu Top 5 nguyên nhân khiến nhảy việc trở thành xu hướng của giới trẻ ngày nay qua bài viết này nhé!

Nhảy việc là gì?

Nhảy việc hay tiếng anh là gọi là Job – Hopping. Đây là thuật ngữ ám chỉ đến vấn đề liên tục chuyển việc từ công ty này sang công ty khác trong thời gian ngắn. Gần đây nhảy việc khá phổ biến trong một bộ phận giới trẻ và có thể coi là một “xu hướng” tương đối phổ phiến, tại sao vậy?. Mời các bạn cùng tìm hiểu nhé.

“Các nhân viên trẻ ngày nay trung bình nhảy việc 2 – 3 lần trong 2 năm đi làm đầu tiên”

Grahame Doyle, giám đốc nhân sự của công ty Hays (Úc) nói. “Tuy nhiên, các nhà tuyển dụng thì không thích như vậy, họ muốn tìm những nhân viên có thể làm việc với họ lâu dài, hoặc ít nhất cũng có cam kết làm từ 3 – 5 năm”. Nghĩa là, nếu thường xuyên nhảy việc, hồ sơ của bạn sẽ rất khó để có được một công việc tốt như ý mình.

Khảo sát lý do nhảy việc nhân lực IT gần đây của VietnamWorks
Khảo sát lý do nhảy việc nhân lực IT gần đây của VietnamWorks

Xem thêm: Báo cáo nhu cầu nguồn nhân lực ICT Việt Nam

Dưới đây là những yếu tố xác định bạn có được coi là người nhảy việc hay không:

  • Chuyển việc từ công ty này sang công ty khác ít nhất 2 lần trong 1 năm hoặc 3,4 lần trong 5 năm.
  • Chuyển việc liên tục nhưng không có lý do nào đặc biệt
  • Bạn có ý định chỉ gắn bó tạm thời với công ty, ngay từ lúc được tuyển dụng vào.

Đối tượng nhảy việc nhiều nhất

Ai cũng biết rằng những người trẻ tuổi thì rất năng động, họ tự tin, tài giỏi và nhanh chóng hòa nhập được trước những đổi thay của cuộc sống. Và trong công việc, họ cũng được biết đến như những người ưa nhảy việc! Các đối tượng và lĩnh vực có nhiều người nhảy việc nhất:

  • Người trẻ, sinh viên mới ra trường trong 2-3 năm đầu tiên
  • Lĩnh vực đang HOT và nhu cầu thị trường rất cao (Công nghệ cao, AI, Robot, Bigdata, Blockchain…)
  • Lĩnh vực mới, hiếm hoặc trình độ chuyên môn cao DevOps, Fullstacks, Technical Director…
  • Việc làm có thể làm freelance (Dịch giả, Content writer, IT…)
  • Việc làm mang tính thời vụ (Nhân viên tiếp thị, bán hàng, quảng cáo…)

Top 5 nguyên nhân khiến “nhảy việc” trở thành xu thế

1. Khó hòa nhập với văn hóa công ty

Không thể hòa hợp với văn hóa công ty là 1 trong những nguyên nhân khiến nhân viên muốn nhảy việc. Trong quá trình trao đổi phỏng vấn, bạn sẽ chưa hiểu rõ được toàn bộ công việc. Khi bắt tay vào làm cũng như môi trường công ty sẽ cho bạn cái nhìn khác. Bạn nhận ra những chính sách ấy khác xa với nhu cầu và mong muốn của bạn.

Không chỉ vậy, việc bạn cảm thấy không phù hợp với văn hóa công ty sẽ khiến bạn cảm thấy bị tách biệt. Gần như mọi hoạt động trong và ngoài công việc bạn đều không có sự gắn kết. Chính điều này khiến giới trẻ muốn nhảy việc.

Văn hóa công ty không phù hợp nên cần nhảy việc
Văn hóa công ty không phù hợp nên cần nhảy việc

2. Nhảy việc để nhanh tăng lương

Theo một cuộc khảo sát khi được hỏi vì sao lại nghỉ việc nguyên nhân phần lớn là vì mức lương. Các công ty đều có chế độ tăng lương 6 tháng hoặc 1 năm/lần. Tuy nhiên số tiền được tăng thường rất ít. Nó vẫn chưa đáp ứng đủ kỳ vọng đối với nhân viên. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến nhân viên dù đã gắn bó lâu năm cũng nhảy việc. Họ muốn tìm một cơ hội mới thật sự tốt hơn cho mình. Nếu công ty đang cố gắng cắt giảm thu nhập không hợp lý, tình trạng nhảy việc sẽ càng tăng lên. Với các vị trí đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và trách nhiệm, nên có cơ chế riêng.

Mức lương là nguyên nhân chính khiến bạn muốn nhảy việc
Mức lương là nguyên nhân chính khiến bạn muốn nhảy việc

Các vị trí nhân viên kinh doanh với mức lương cứng thấp phải được bù lại bằng tiền thưởng. Mức chiết khấu quá thấp khiến nhân viên kinh doanh không mặn mà với công việc hoặc làm cho có rồi làm thêm các công việc khác. Nếu họ tự tin với năng lực bản thân, họ có thể tìm kiếm cơ hội ở nhiều nơi khác. Tương tự với các vị trí khác cũng như vậy lương luôn là yếu tố quan trọng nhất khiến một nhân viên đưa ra quyết định nghỉ việc hay ở lại. Bảng khảo sát ở đầu bài viết đã cho thất hơn 47% quyết định nghỉ việc là do mức lương không tương xứng.

3. Tìm môi trường phá triển bản thân tốt hơn

Bạn là một nhân viên giỏi, có nhiều đóng góp cho công ty. Bạn nhìn đi nhìn lại không thấy được cơ hội thăng tiến và phát triển trong tương lai. Bạn cảm thấy khá thất vọng về điều này khi cuộc sống ngày một áp lực hơn. Đối với những người có năng lực, việc dậm chân tại chỗ chẳng khác nào là bước lùi lớn trong sự nghiệp. Họ luôn mong mỏi tìm kiếm những nơi có lộ trình thăng tiến cụ thể cùng với đó là cơ hội phát triển bản thân.

Không có cơ hội phát triển bản thân
Không có cơ hội phát triển bản thân

Nhân viên luôn mong muốn cải thiện được nhiều kỹ năng mới. Trưởng nhóm là chức danh nhỏ nhưng nó góp phần giúp nhân viên cảm thấy họ thiếu sót. Kỹ năng lãnh đạo là điều nhân viên sẽ được đào tạo trên lộ trình nhất định không thể một sớm một chiều mà có. Một số doanh nghiệp lựa chọn tăng lương nhưng không cho nhân viên cơ hội thăng tiến. Chiến lược này chỉ đáp ứng về vật chất. Nó không giải quyết tâm lý nhảy việc của nhân viên. Một công việc không làm bạn cảm thấy chinh phục thì bạn sẽ rất dễ thỏa mãn. Điều này cũng khiến bạn nhảy việc một cách dễ dàng hơn.

4. Nhảy việc vì những xung đột không thể giải quyết

Các xung đột hay sự cố xảy ra hàng ngày trong công ty có thể thổi bùng quyết tâm nhảy việc của nhân viên. Những xung đột nhỏ tích tụ lại tạo ra mâu thuẫn lớn khiến nhân viên lựa chọn ra đi. Ví dụ điển hình của nguyên nhân chủ quan này là tình trạng bắt nạt hoặc tẩy chay người mới. Việc này xảy ra khá thường xuyên khiến số lượng người trẻ thường xuyên nhảy việc. Họ không tìm thấy sự đồng cảm và chia sẻ trong văn hóa làm việc của doanh nghiệp. Trạng thái căng thẳng và ức chế đẩy nhân viên vào trạng thái tìm kiếm công việc mới.

Những xung đột khiến bạn mệt mỏi muốn nhảy việc
Những xung đột khiến bạn mệt mỏi muốn nhảy việc

Tình trạng nhảy việc bị động này được khắc phục khi lãnh đạo thay đổi phong cách làm việc. Bên cạnh đó, nhân sự cấp cao nên cân nhắc lựa chọn người có tố chất tốt đảm nhận trọng trách đào tạo. Sự hòa nhã, niềm nở và nhiệt tình đem lại thiện cảm với nhân viên mới. Vì thế, tỷ lệ nghỉ việc do tác động môi trường sẽ được giảm thiểu.

5. Nhảy việc như thói quen định kỳ

Đối với một số nhân viên thì nhảy việc dần trở thành một thói quen thường xuyên với rất nhiều lý do để họ quyết định nhảy việc như:

  • Thay đổi mục tiêu của họ trong sự nghiệp.
  • Thích việc trải nghiệm môi trường làm việc mới.
  • Họ thích những công việc thử thách hơn.
  • Mong muốn nhanh chóng tích lũy thêm kinh nghiệm trong thời gian ngắn.
Nhảy việc như một thói quen
Nhảy việc như một thói quen

Khi nhảy việc, nhân viên thường trở nên hăng hái hơn với công việc mới. Chính sự nhiệt tình đó đã tạo ra được năng lượng tích cực giúp cho công việc trở nên tốt hơn và suôn sẻ hơn. Tuy nhiên đối với những nhân viên thường xuyên thay đổi công việc, họ cũng dễ dàng cảm thấy chán và tụt năng lượng khi gặp chút khó khăn. Họ thường không hài lòng với những gì đang có và muốn nhảy việc để thay đổi với mong muốn có được điều kiện làm việc tốt hơn. Điều này dần trở thành một thói quen chắc chắn sẽ có hại cho bạn, đến một lúc bạn khó có thể chọn lựa được công ty nào phù hợp với mình hoặc ngược lại công ty không chọn vì thành tích nhảy việc quá nhiều của bạn.

Tổng kết

Ngày nay, nhảy việc đã trở thành thói quen của nhiều bạn trẻ đang tìm việc làm. Để hạn chế tình trạng này, phòng nhân sự của các công ty cần nắm được tâm lý của từng nhân viên cũng như các nguyên nhân chính khiến họ chọn nhảy việc thay vì gắn bó. Các công ty nên có sự điều chỉnh kịp thời để đưa ra những chính sách hợp lý. Việc thay đổi nguồn nhân sự thường xuyên khiến công ty có nhiều biến động và thường là xấu. Các công ty phải luôn tạo điều kiện để nhân viên của mình có cơ hội phát triển, công nhận những nỗ lực và vạch ra chính sách khen thưởng và lộ trình thăng tiến rõ ràng để tạo động lực cho các nhân viên.

Về phía nhân viên, các bạn cũng cần xác định mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng. Tìm hiểu công ty cụ thể để bản thân không mất quá nhiều thời gian. Bên cạnh đó, cũng nên kiên nhẫn nhìn nhận những tiềm năng mà công ty có được. Đừng nên quá vội vàng mà đánh mất cơ hội phát triển trong tương lai. Hy vọng bài viết của TopReview.vn sẽ hữu ích và giúp các bạn trẻ đưa ra quyết định chính xác trước khi chọn lựa ứng tuyển hoặc nhảy việc nhé.