Mâm ngũ quả ngày Tết là truyền thống không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt. Sắc màu của mỗi mâm hoa quả dâng lên bàn thờ giữa ba miền có đôi chút khác biệt. Vậy phong tục này ra đời khi nào và mang ý nghĩa gì? TopReview.vn sẽ giới thiệu về Mâm ngũ quả đặc trưng ngày Tết.
Nguồn gốc
Mâm ngũ quả được tạo thành từ 5 loại quả khác nhau do xuất phát từ thuyết ngũ hành. Theo văn hóa phương Đông, quy luật tồn tại của tự nhiên gắn với 5 ngũ. Đó là ngũ hành, ngũ cốc, ngũ quan, ngũ vị và ngũ tạng. Giải thích nguồn gốc mâm ngũ quả theo quan niệm này đã thể hiện sự sống mãnh liệt và đủ đầy.
Ngoài ra, theo quan niệm của người xưa số 5 là con số may mắn. Con số nhằm thể hiện mong ước ngũ phúc lâm môn: Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh. Theo quan niệm này, người Việt mong muốn khởi đầu một năm an khang và nhiều may mắn.
Ý nghĩa
Mâm ngũ quả là thứ không thể thiếu trong phong tục cúng bái đầu năm. Để tỏ lòng thành kính, hầu như gia đình nào cũng tươm tất trong khâu chuẩn bị mâm quả này. Chính sự chu đáo ấy đã tỏ lòng thành kính của người trần gian dâng lên tổ tiên. Chữ quả trong Mâm ngũ quả còn có ý nghĩa tổng kết thành quả lao động của một năm.
Tại sao người Việt lại chọn mâm ngũ quả chứ không phải món khác? Theo nhiều nhà cổ học đã giải thích rằng: quả biểu tượng cho sự sung túc. Quả được ví như vũ trụ, mang ý nghĩa sinh tồn mạnh mẽ.
Màu sắc được chọn hầu hết là những màu tươi sáng. Thể hiện vẻ rạng rỡ, tươi sáng để khởi đầu một năm. Tùy theo mỗi vùng miền, các loại trái cây có khác nhau. Nhưng nhìn chung đều bắt mắt và thu hút điều may mắn cho gia chủ.
Cách trang trí, trưng bày
Để có được Mâm ngũ quả đẹp mắt và đúng chuẩn, bạn cần kỹ lưỡng trong khâu lựa chọn trái cây. Mỗi loại quả có màu sắc và độ ngon khác nhau. Tuy nhiên cách lựa chọn căn bản nhất chính vẫn là trái to, hình dáng tròn đều. Màu sắc bên ngoài tươi, không trầy xước hay dập.
Khâu chuẩn bị nguyên liệu quan trọng là vậy. Nhưng để có được một Mâm ngũ quả đẹp phụ thuộc vào sự khéo léo và độ thẩm mỹ của mỗi người. Mỗi người sẽ có cách sắp xếp và trưng bày khác nhau. Vẻ đẹp được đánh giá dựa trên sự thành tâm của người làm ra nó.
Mâm ngũ quả chứa đủ 5 màu sắc của 5 loại trái cây. Mỗi màu sắc lại mang một ý nghĩa riêng. Màu đỏ tượng trưng cho sự tích cực, giàu năng lượng trong năm mới. Màu trắng lại thể hiện mong muốn một năm an lành, không vướng phải điều xấu.
Thế còn màu vàng? Chúng tượng trưng cho sự giàu sang, sung túc. Màu xanh lại đem đến sự bình yên, cuộc sống gia đình sum vầy. Cuối cùng là các quả tối màu lại mang ý nghĩa gạt đi những điều không may trong năm cũ.
Mâm ngũ quả 3 miền
Miền Bắc, miền Trung
Mâm ngũ quả miền Bắc, miền Trung có phần màu sắc bắt mắt hơn. Nguyên liệu cũng đa dạng hơn so với 2 miền Nam. Các loại trái cây được lựa chọn thường là những loại phổ biến tại miền Bắc, miền Trung. Có thể kể đến như: lê, lựu, đào, bưởi, cam, lê-ki-ma… Ngoài ra, nhiều gia đình lại chọn quả chuối quýt cam, thanh long …
Ý nghĩa của các loại quả
- Chuối xanh với hình dáng như bàn tay che chở, thể hiện sự đùm bọc và sum vầy.
- Lê vị ngọt mang đến sự suôn sẻ, làm đâu thắng đó trong năm mới.
- Lựu nhiều hạt tượng trưng cho sự sum vầy, con cháu đông đủ.
- Đào thể hiện sự thăng tiến cả về công danh lẫn tiền tài.
- Táo loại quả biểu hiện cho sự phú quý, giàu sang.
- Bưởi mang ước muốn mọi điều trong năm mới đều như ý.
- Cam, quất thể hiện sự ăn nên làm ra, sung túc tiền bạc.
- Lê – ki – ma mang đến bổng lộc trời cho
Phong tục chưng mâm ngũ quả của miền Bắc, miền Trung vẫn đảm bảo ý nghĩa ngũ hành. Tùy theo sở thích cũng như điều kiện mỗi gia đình, loại trái cây có phần khác nhau. Nhưng đa phần là các loại quả kể trên.
Miền Nam
Mâm ngũ quả miền Nam đa phần là các loại “cây nhà lá vườn”. Hầu hết các mâm quả đều có mặt cầu, dừa, sung, đu đủ, xoài. Lý do chọn 5 loại trái cây này bởi mong muốn gia đình có một năm sung túc, không thiếu thốn. Ngoài ra, người miền Nam còn ưa chuộng dưa hấu và một vài loại trái cây đặc trưng vùng miền khác.
- Dưa hấu hứa hẹn một năm đầy ngọt ngào và hạnh phúc.
- Sung biểu tượng của sự sung túc về tiền bạc, sung mãn về sức khỏe.
- Đu đủ đặc trưng cho sự đủ đầy, no ấm.
- Xoài: thể hiện mong muốn tiền đủ tiêu xài trong năm, không thiếu thốn.
Trong cách trưng bày của người miền Nam tuy không cầu kỳ. Thế nhưng điểm nổi bật nằm ở ý nghĩa của mâm quả này. Mọi người cầu mong một năm: “cầu vừa đủ xài”.
Mâm ngũ quả là phong tục phổ biến tại cả ba miền đất nước. Bao nhiêu mùa xuân trôi qua, phong tục vẫn được lưu truyền. Đây cũng là một trong những nét phong tục đẹp của người Việt. Một năm mới lại bắt đầu, kính chúc bạn đọc nhiều an khang và may mắn trong năm mới!