Có bao giờ bạn rơi vào tình trạng đang trồng một loại cây cảnh. Bỗng nhiên bạn có việc đột xuất phải đi xa nhiều ngày không? Và khi về nhà sau chuyến đi thì cây của bạn đã héo úa hết. Hoặc bạn đã trồng nhiều loại cây nhưng chúng không thể sống được lâu. Vậy hãy tham khảo bài viết Top 5 loài cây chịu hạn cao thích hợp trồng làm cảnh này. Lựa chọn đúng loại cây cảnh phù hợp mô trường sẽ giải quyết được vấn đề của bạn!
Cây trồng nào phù hợp môi trường nắng và khô
Giống như nhiều gia đình khác, nhà của Hana cũng trồng khá nhiều cây trên sân thượng. Ánh nắng luôn ngập tràn cùng với gió khá mạnh gây ra hiện tượng nóng và khô hạn suốt cả ngày. Đặc biệt buổi trưa đến chiều tối không khí vô cùng hanh khô. Trước đây mình đã thử trồng nhiều loại cây khác nhau. Nhưng vì môi trường khắc nghiệt trên sân thượng, khiến cho cây mình trồng rất nhanh bị héo và chết dần. Mặc dù được tưới nước đều đặn nhưng các em đều lần lượt ra đi. Đây có lẽ cũng là nỗi băn khoăn của rất nhiều bạn yêu thích cây cảnh ở thành phố. Sau một thời gian thì Hana cũng rút ra được khá nhiều kinh nghiệm trồng cây trên sân thượng và ban công trong đó phần rất quan trọng là phải chọn được loại cây phù hợp. Xin chia sẻ cùng các bạn nhé
Top 5 loài cây chịu hạn cao
1. Cây lưỡi hổ
Được biết đến là một loại cây lọc không khí cực tốt. Cây lưỡi hổ luôn được ưu tiên chọn lựa làm cây cảnh trồng trong nhà phố, đặc biệt là cây chịu hạn khá tốt, lá dày và khỏe chịu được gió và sự khô hạn nơi cao. Đặc tính sinh trưởng của giống cây này vô cùng mạnh. Cây sinh sản theo hình thức vô tính, các cây con mọc ra và phát triển từ lá và nách lá. Tùy theo loại lưỡi hổ bạn đang trồng sẽ thấy được hình thức sinh sản rõ ràng nhất.
2. Cây nha đam
Loài cây này có nguồn gốc ban đầu đến từ Bắc Phi. Qua nhiều giai đoạn khác nhau, chúng được con người nhân giống ra toàn thế giới. Nha đam là một loài cây phổ biến, được trồng rộng rãi tại Việt Nam. Phân bố nhiều nhất ở các tỉnh như Ninh Thuận, Bình Thuận. Nha đam còn có tên gọi khác như lô hội, long tu, liu hội, long thủ, lao vĩ. Đây là một loại cây có thân nhỏ, phiến lá to, mọng nước. Lá nha đam có thể lược tách phần thịt để làm thực phẩm, dược phẩm cũng như mỹ phẩm.
Mặc dù tồn tại đến 300 loại nha đam khác nhau đang có mặt trên toàn cầu. Nhưng ở Việt Nam, có 2 loại chính được trồng rộng khắp là nha đam Mỹ (Aloe vera) và nha đam Việt Nam. Nha đam Mỹ thường được trồng thương phẩm do có năng suất cao. Bẹ lá to hơn rất nhiều so với nha đam Việt Nam. Ta có thể gieo trồng thông qua hạt giống. Hoặc tạo ra cây con vô tính thông qua lá, và ngắt bỏ đọt của cây mẹ.
Cây nha đam có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường khô nóng khắc nghiệt, chịu hạn cao. Vẻ ngoài lại khá đẹp, xanh mượt, mập mạp, chính vì thế nên rất được ưa chuộng trồng làm cảnh.
3. Cây phát tài
Đây là một loại cây có xuất thân từ Tây Phi. Nghe đến đây thôi chắc các bạn cũng đoán được loài cây này chịu hạn cao và dễ sống tới mức nào! Chỉ cần đem một đoạn cành nhỏ cắm xuống đất ẩm, hoặc để trong nước. Sau một thời gian, cành cây ấy sẽ mọc rễ, đọt lá mới. Từ đó, cây sẽ phát triển một cách bình thường.
Cây phát tài tại Việt Nam còn có một số tên gọi thông dụng như: phát lộc, thiết mộc lan, phất dụ thơm. Cây có một số giống phổ biến như: phát tài xanh, phát tài sọc vàng, phát tài núi. Để nhân giống, ta có thể trồng bằng hạt hoặc trồng trực tiếp bằng cành. Ngoài tác dụng làm cây cảnh, lá của cây phát tài còn được ứng dụng để cắm hoa vì đặc tính mỏng, mềm dẻo, dễ uốn nắn, thao tác.
4. Cây sống đời
Sống đời hay còn gọi là cây lá bỏng, cây thuốc bỏng. Một loài cây bản địa ở Madagascar (Châu Phi) được du nhập và trồng rộng khắp các lục địa. Loài này có hình thức sinh sản thông qua mép lá hoặc cuống lá. Khả năng sinh trưởng tốt, và nhân giống khá nhanh. Hoa nở bền và tươi lâu trong vòng 1 đến 2 tháng. Hoa sống đời rất được chuộng chưng làm cảnh vào dịp lễ Tết.
Lá cây dày, mọng nước, thường được dùng như một phương thuốc đắp lên vết bỏng, nên một số địa phương gọi đây là cây lá bỏng. Trên thị trường chủ yếu đang có một số loại sống đời như: sống đời ta (lá ngắn), sống đời Đà Lạt (lá dài), sống đời đỏ và sống đời 5 màu (hoa đơn), sống đời Thái (hoa kép).
5. Cây đinh lăng
Loài cây cuối cùng mà mình muốn đề cập đến trong bài viết này đó là đinh lăng. Được trồng rộng rãi khắp Việt Nam với công dụng chủ yếu thu về sản phẩm dược liệu. Trước đây, danh y Hải Thượng Lãn Ông cũng đã ưu ái gọi đây là sâm của người nghèo. Về cơ bản, đinh lăng có cùng họ hàng với nhân sâm, có đặc tính như một vị thuốc bổ trong đông y. Giống cây này còn có các tên gọi phổ biến như: cây gỏi cá, nam dương sâm.
Đinh lăng có thân nhỏ, tán lá rậm, về cảm quan thẩm mỹ tương đối đẹp. Chính vì vậy nhiều gia đình chọn đinh lăng làm cây cảnh trồng trong gia đình. Đinh lăng rất dễ sống, chịu được môi trường nắng nóng cao. Để trồng đinh lăng ta có thể gieo hạt hoặc trồng trực tiếp bằng cành. Giống cây này có một số loại tiêu biểu như: đinh lăng lá nhỏ, đinh lăng lá to, đinh lăng đĩa, đinh lăng lá răng, đinh lăng lá tròn, đinh lăng lá vằn, đinh lăng mép lá bạc.
Mua các loại cây cảnh chịu hạn này ở đâu?
Những cây cảnh ở bài viết trên đang được bán rộng rãi trên các sàn thương mại điện tử bạn có thể tham khảo danh sách dưới đây:
[content-egg-block template=offers_grid_tr]Tổng kết
Bài viết này mình dành tặng các bạn đang có dự định trồng cây trong một không gian nhiều nắng và khô nóng. Các loại cây trồng trên đều rất ưa nắng. Nếu trồng ở một nơi khác ít ánh nắng hơn, chúng sẽ phát triển chậm, thậm chí bị cớm nắng. Vậy nên hãy đảm bảo môi trường bạn trồng các loại cây này có nhiều ánh nắng chiếu đến. Hy vọng bài viết Top 5 loài cây chịu hạn cao thích hợp trồng làm cảnh này sẽ giúp ích cho các bạn. Nếu có thắc mắc hoặc đóng góp gì xin cứ để lại comment bên dưới, Hanna sẽ trả lời cho từng bạn một cách nhanh nhất có thể nhé!