Shopee 8.8

Dinh dưỡng hợp lý theo từng độ tuổi ở trẻ luôn là điều các bậc phụ huynh quan tâm. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Các kiến thức về dinh dưỡng hợp lý bạn đã biết chưa? Làm thế nào để con bạn có thể phát triển toàn diện và tốt nhất. Hãy cùng TopReview.vn cùng tìm hiểu nhé!

1/. Tầm quan trọng của dinh dưỡng

Thể chất và trí tuệ của trẻ đa phần chịu ảnh hưởng từ gen di truyền của bố mẹ. Thế nhưng, nhiều nghiên cứu cho thấy, dinh dưỡng cũng đóng góp một phần trong số đó. Theo một nghiên cứu năm 2010 trên tạp chí The Journal of Nutrition, dinh dưỡng kém làm giảm khả năng học hỏi.

Dinh dưỡng ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của trẻ
Dinh dưỡng ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của trẻ

Dinh dưỡng ảnh hưởng đến chỉ số EQ và tính cách

Nhiều nghiên cứu cho thấy, dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến chỉ số EQ. Đây là chỉ số xác định cảm xúc. Chúng đánh giá tính cách của trẻ trong tất cả các giai đoạn phát triển.

Trẻ ăn uống không đầy đủ chất sẽ ảnh hưởng đến sự sản sinh các chất dẫn truyền thần kinh. Sự thiếu hụt này gây ra nhiều tác động tiêu cực về tâm sinh lý. Trẻ có thể mắc các hội chứng tự kỷ, trầm cảm, lo âu.

Khẩu phần ăn đủ chất giúp trẻ phát triển trí não toàn diện

Dinh dưỡng đầy đủ phải được chú ý ngay từ giai đoạn bào thai. Mẹ ăn uống đầy đủ chất giúp thai nhi phát triển trí não tốt hơn. Bên cạnh đó, khi trẻ ra đời khẩu phần ăn đủ dưỡng chất lại quan trọng hơn cả.

Chăm Sóc Dinh Dưỡng Cho Trẻ (Tái Bản 2015)
Sách Chăm Sóc Dinh Dưỡng Cho Trẻ (Tái Bản 2015)

Nhiều nghiên cứu khẳng định rằng: trẻ ăn uống đầy đủ sẽ thích vận động, hoạt bát trong học hỏi. Ngoài ra, trẻ có khả năng tương tác xã hội nhiều hơn. Điều quan trọng là trẻ có khả năng tiếp nhận kiến thức nhanh chóng.

Dinh dưỡng tốt giúp trẻ tăng sức đề kháng

Điều này được giải thích rằng: khẩu phần ăn đủ chất sẽ giúp trẻ tăng cường sức khỏe. Do đó hệ miễn dịch cũng hoạt động linh hoạt hơn. Các bệnh tật thường gặp nhanh chóng bị đẩy lùi trên cơ thể có sức đề kháng cao.

2/. Chế độ dinh dưỡng cho bé dưới 1 tuổi

Đối với những bé dưới một tuổi có thể chia làm 2 giai đoạn. Đó là dưới 6 tháng tuổi và từ 6 tháng đến 1 tuổi. Dưới 6 tháng tuổi các bác sỹ khuyên bạn nên cho trẻ bú mẹ là tốt nhất. Bạn nên bổ sung những thực phẩm dinh dưỡng tốt nhất cho cơ thể. Việc này sẽ khiến bé hấp thụ được khi bú mẹ. Tránh những thực phẩm đông lạnh, có mùi tanh sẽ dễ gây bệnh về đường ruột cho bé.

Tìm hiểu thêm: Dinh dưỡng cho bé ở các độ tuổi

Giai đoạn dưới 1 tuổi vô cùng quan trọng
Giai đoạn dưới 1 tuổi vô cùng quan trọng

Từ 6 tháng tuổi trở đi bé đã có thể bắt đầu ăn dặm. Nhưng bạn nên cho trẻ bú mẹ đến 9 tháng hoặc 1 tuổi rồi hãy cai sữa. Những thức ăn bé có thể ăn trong giai đoạn này đó là bột nghiền sẵn hoặc các loại ngũ cốc pha dạng sệt. Ngoài ra, khi cứng cáp hơn một chút bạn có thể cho bé ăn rau củ luộc như; khoai lang, khoai tây, bí đỏ…

3/. Chế độ dinh dưỡng cho bé từ 1 – 3 tuổi

Từ 1 – 3 tuổi, trẻ cần khoảng 110 kcal/kg cân nặng, khoảng 1.180 kcal/ngày. Trong đó, nhu cầu năng lượng do các chất protein cung cấp khoảng 15%. Do lipid cung cấp khoảng 35-40% khoảng 70% lipid từ động vật. Còn lại là nhu cầu glucid. Năng lượng của các loại thức ăn ước tính: 1g đường (glicid), 1g chất đạm (protein) cho 4 kcal, 1g chất béo (lipid) cho 9 kcal.

Chế độ dinh dưỡng từ 1 đến 3 tuổi cần được chú ý
Chế độ dinh dưỡng từ 1 đến 3 tuổi cần được chú ý

Mỗi ngày, bạn có thể cho bé ăn 3 đến 4 bữa chính. Bạn có thể nấu cháo hoặc súp, trẻ từ sau 18 tháng có thể tập ăn cơm mềm, nhưng phải đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng như trên. Khẩu phần ăn của bé mỗi ngày ước tính khoảng 100 đến 140g gạo hoặc ngũ cốc. Từ 80-120g thịt, cá, trứng, đậu hũ…, 20ml dầu ăn. Rau và hoa quả theo nhu cầu của bé, ít nhất 100 đến 200g các loại rau xanh và 100 đến 200g các loại quả chín. Để đảm bảo nhu cầu năng lượng và cân đối các thành phần dinh dưỡng giúp tiêu hóa, hấp thu tối đa dưỡng chất.

Đặc biệt, ở lứa tuổi này, nguồn cung cấp năng lượng từ sữa rất quan trọng. Mỗi ngày bạn nên cho bé uống khoảng 600 đến 800ml sữa. Nếu bé không bú mẹ, bé cần được bổ sung ít nhất 600ml sữa/ ngày vào các bữa phụ. Đây là một trong những giai đoạn quan trọng cho sự phát triển của bé.

4/. Chế độ dinh dưỡng cho học sinh tiểu học

Lứa tuổi tiểu học là giai đoạn phát triển khá quan trọng ở trẻ. Giai đoạn này chính là sự khởi đầu trong hoàn thiện nhân cách và thể chất. Hơn nữa, trẻ ở lứa tuổi này cũng dễ gặp các bệnh lý hô hấp, dị ứng, tiêu chảy hơn cả.

Dinh dưỡng ở lứa tuổi tiểu học rất quan trọng
Dinh dưỡng ở lứa tuổi tiểu học rất quan trọng

Do đó, chế độ ăn uống đầy đủ chất đóng vai trò vô cùng quan trọng. Có rất nhiều khuyến cáo khác nhau về dinh dưỡng cho trẻ. Thế nhưng bạn cần biết lựa chọn chế độ nào phù hợp với trẻ. Điều quan trọng chính là đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng cho hoạt động và sự phát triển của trẻ.

Các vấn đề thường gặp ở trẻ tiểu học

Có 2 trường hợp đau đầu liên quan đến chế độ ăn cho trẻ trong giai đoạn này. Trẻ nhẹ cân vì biếng ăn, hấp thu kém. Một dạng trái ngược lại chính là trẻ ăn uống không hợp lý gây béo phì.

Các vấn đề trên đều ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ. Trẻ nhẹ cân chứng tỏ dinh dưỡng không đầy đủ. Điều này gây lo ngại về sự phát triển chiều cao, trí tuệ và thể lực của trẻ.

Trẻ ăn uống không điều độ. Các bậc phụ huynh nuông chiều con trẻ với thức ăn nhanh và bánh ngọt. Chính điều này đã gây nên bệnh béo phì cho trẻ. Béo ở trẻ sẽ gây ra nhiều bệnh lý và hệ lụy sau này.

Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ tiểu học

Nhu cầu năng lượng cho học sinh tiểu học cần đáp ứng 1600 – 2000 Kcal/ ngày. Lượng Kcal này cần được cung cấp từ đa dạng nguồn thực phẩm. Khẩu phần ăn của trẻ được khuyến cáo có đầy đủ chất bột, đạm, béo, vitamin và khoáng chất.

Học sinh tiểu học cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng
Học sinh tiểu học cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng

Lượng đạm có trong cả động vật và thực vật. Lưu ý rằng cần đảm bảo trẻ ăn đầy đủ cả đạm từ thịt, cá, hải sản, gia cầm. Chất béo dùng chế biến thức ăn cho trẻ cần sử dụng loại béo không bão hòa có trong dầu thực vật. Ngoài ra cần khuyên bé ăn nhiều rau xanh, trái cây.

5/. Dinh dưỡng cho trẻ trung học

Các vấn đề thường gặp ở trẻ trung học

Trẻ trong giai đoạn này có nhiều biến động về tâm lý. Trẻ thường ăn uống những thứ mình thích thay vì thực đơn khuyến cáo. Thức ăn nhanh, bánh ngọt, thức uống có gas là lựa chọn hàng đầu của các bạn nhỏ. Chúng gây ra béo phì, đái tháo đường về sau này.

Cần chú ý thực đơn để cung cấp đủ chất
Cần chú ý thực đơn để cung cấp đủ chất

Nhóm trẻ khác lại chú trọng đến vẻ bề ngoài. Trẻ thường lãng tránh các bữa ăn gia đình. Thay vì ăn uống đầy đủ, trẻ chọn cách ăn nhanh và ít nạp thức ăn trong bữa cơm. Dẫn đến tình trạng thiếu dưỡng chất và nhẹ cân.

Dinh dưỡng cho trẻ

Tuổi trung học là giai đoạn có sự nhảy vọt về chiều cao và cân nặng. Do đó cơ thể đòi hỏi khá nhiều dưỡng chất để phát triển. Các bậc phụ huynh cần tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng thực đơn hợp lý cho con trẻ. Quan trọng nhất vẫn là cung cấp đủ canxi, sắt, các khoáng chất.

Kết

Hầu hết mọi độ tuổi đều cần đảm bảo dinh dưỡng. Chúng giúp cơ thể khỏe mạnh và phát triển tốt. Đặc biệt là ở trẻ vấn đề này cần được lưu ý hơn cả. Trẻ khỏe mạnh luôn là niềm mơ ước của cha mẹ. Hãy giúp con trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. TopReview.vn hy vọng thông tin này hữu ích cho bạn và gia đình bạn.