Thú vui chơi cây cảnh được nhiều người quan tâm từ lâu. Trồng cây cảnh không chỉ làm đẹp cho không gian nhà bạn mà còn có thể giúp gia chủ hút khí độc, lợi phong thủy. Vì vậy, hôm nay TopReview sẽ giới thiệu cho các bạn Top những cây cảnh lợi phong thủy chỉ cần nước là sống.
Trồng cây cảnh theo phong thủy nó sẽ đem đến nhiều may mắn tài lộc cho gia chủ. Nếu bạn đang phân vân chưa biết nên trồng loại cảnh nào hãy tham khảo những cây cảnh chúng tôi sẽ giới thiệu dưới đây nhé!
1. Cây Thịnh Vượng thủy sinh
Tên khoa học của cây thịnh vượng là Aglaonema hybrid legacy, thuộc họ ráy.
Đặc điểm
- Thân và cành cây có màu trắng ngà voi. Thân cây có dáng thẳng mềm
- Lá cây Thịnh vượng có nhiều đóm tạo nên nét chấm phá đặc biệt cho cây. Lá hình elip, đỉnh nhọn màu cam nhạt với đường gân màu đỏ hồng.
- Hình dáng hoa dạng mo màu trắng
Ý nghĩa phong thủy
- Cây Thịnh Vượng với ý nghĩa thịnh vượng, giàu sang, giúp mang lại may mắn, tốt lành cho gia chủ.
- Tạo không gian sang trọng, tinh thần tươi mát không gian
- Xét về màu sắc thì cây Thịnh Vượng hợp với mệnh Hỏa, Mộc. Nhưng xét về cách trồng thì người có mệnh Hỏa nên tránh cách trồng thủy sinh vì Thủy khắc Hỏa.
Công dụng
- Đặt bàn làm việc hay kệ tivi, bàn uống nước tạo sự sang trọng, tươi mới cho không gian.
- Đây cũng là gợi ý cho những món quà ngày lễ đầy ý nghĩa với lời chúc tốt đẹp.
Cách trồng
- Ánh sáng: cây ưa bóng nên thích hợp cho văn phòng. Ở những môi trường ít có ánh nắng hoặc điều hòa cây vẫn có thể phát triển tốt. Tuy nhiên, muốn màu lá được sáng đẹp bắt mắt nên cho cây phơi nắng hàng sáng.
- Đất: nếu trồng bán thuỷ sinh (cây được trồng trong khay đất nhỏ đặt trên miệng chậu) thì dùng đất tơi xốp, thoáng khí, dễ thoát nước, có thể rải sỏi lên trên bề mặt để làm đẹp.
- Nước: thay nước định kỳ, làm sạch rễ và bề mặt lá, để khô rồi cho lại vào chậu, có thể sử dụng dung dịch thuỷ sinh nhưng cần hạn chế liều lượng, cho vào quá nhiều, hay quá thường xuyên có thể dẫn đến úng rễ thối cây
2. Cây Hồng Môn
Giới thiệu
- Xuất xứ từ Colombia và Ecuador.
- Là chi lớn nhất thuộc họ ráy Araceae với khoảng 600 – 800 ( có thể 1.000 ) loài phân bố ở vùng Trung và Nam Mỹ. Được phát hiện năm 1876 ở Colombia.
- Tên gọi khác như: Môn Hồng, Vĩ Hoa Tròn, Buồm Đỏ…
- Được mệnh danh là “trái tim Hawaii”.
Phong thuỷ
- Cây Hồng Môn thể hiện cho sự trong sạch và thanh cao
- Tượng trưng cho tình yêu, lòng hiếu khách.
- Cây rất phù hợp với người mệnh Hỏa và mệnh Thổ, cây sẽ mang đến tài lộc và may mắn cho những người bản mệnh này.
Công dụng
- Cây phù hợp làm cây để bàn, để quầy lễ tân, phòng khách, phòng nhỏ trong nhà, trang trí quán nước, quán cà phê.
- Cây có tác dụng thanh lọc không khí. Cây đã được các nhà khoa học chứng minh có khả năng hấp thụ chất xylene và tuluene thành chất vô hại.
Đặc điểm
- Là loài cây sống lâu năm, thường mọc thành bụi và có thân ngắn.
- Lá có phiến xanh hình tim, lá non có màu nhạt hơn, rộng từ 9–15 cm và dài từ 18–30 cm.
- Cuống lá hình ống trụ, có thể dài tới 30–40 cm.
- Mo hoa dạng phiến nở rộng hình tim, có màu đỏ ngọc, màu hồng, cam.
- Hoa tự thường có màu vàng, đính trên mo hoa. Trên mỗi hoa tự có đính nhiều hoa nhỏ.
- Hoa của cây Hồng môn thuộc dạng hoa lưỡng tính cùng gốc.
Cách chăm sóc
Thuộc dòng cây cảnh văn phòng nên Hồng Môn rất dễ sống và chăm sóc, hoa dạng lưỡng tính nên hoa cũng ra liên tục.
- Nước hay chính là độ ẩm của đất thì độ ẩm khoảng 70 – 80%, tương ứng mỗi lần tưới ẩm khoảng 3/4 chậu cây, nếu thời tiết ẩm, lạnh có thể 1 tuần tưới 1 lần, nếu thời tiết khô, nóng thì 1 tuần tưới 2 lần.
- Nhiệt độ thích hợp đối với cây Hồng Môn là từ 15 – 30 độ C, nếu nhiệt độ thấp hơn 15 độ c thì cây sẽ sinh trưởng và phát triển chậm, còn nếu trên 30 độ c thì cây bị vàng lá, thối lá, thậm chí là chết.
- Đất trồng: Cây Hồng Môn ưa loại đất có nhiều phù sa, tơi xốp, bạn có thể trộn phân chuồng hoặc phân hữu cơ đã được ủ hoai mục, trấu hun, xơ dừa…để tạo nên loại đất ưu thích giúp cây phát triển nhanh hơn.
- Sâu bệnh: Cây Hồng Môn rất ít sâu bệnh thường có một số bệnh thường gặp như thối củ, thối gốc thối thân…Để các bệnh được hạn chế thì bạn nên cắt tỉa bớt lá già, làm sạch cỏ trong chậu để tạo độ thông thoáng, duy trì độ ẩm và ánh sáng thích hợp nhằm hạn chế nấm bệnh phát sinh, phát triển và gây hại.
3. Cây Lưỡi Hổ
Giới thiệu cây Lưỡi Hổ
- Tên khác: Hổ Vĩ, Lưỡi Cọp
- Tên tiếng Anh: Snake Plant
- Tên khoa học: Sansevieria trifasciata
- Họ: Măng tây
- Xuất xứ: Châu Á, Châu Phi và vùng nhiệt đới Châu Mỹ.
Đặc điểm
- Lưỡi Hổ là loài cây mọng nước, là cây thuộc dạng thân rễ, mọc thẳng đứng, có thể cao đến 80cm.
- Lá Lưỡi Hổ mọc thành bụi khoảng 5-6 lá dày, cứng, hình như lưỡi dao. Lá cây có sự kết hợp giữa các màu sắc xanh bóng và xanh đậm cùng những dải màu vàng kéo dài.
- Lưỡi Hổ có hoamàu trắng nhạt, từng cánh tuôn dài khoảng 3-4cm
- Trên thế giới có cỡ 70 loài Lưỡi Hổ khác nhau, ở VN có nhiều loài Lưỡng Hổ phổ biên nhiw Lưỡi hổ mèo, lưỡi hổ Thái, Lưỡi hổ vàng Hahnii.
Ý nghĩa phong thuỷ
- Cây Lưỡi Hổ thường được dùng để biếu tặng có ý nghĩa như lời chúc tài lộc dồi dào, may mắn, an cư lạc nghiệp đến với bạn bè, đối tác.
- Theo phong thuỷ, cây tượng trưng cho sức mạnh của loài hổ giúp trừ tà ma, xua đuổi ma quỷ. Lá lưỡi hổ mọc thẳng đứng từ gốc tượng trưng cho sức mạnh cá nhân.
- Cây có màu xanh, viền vàng, hình lưỡi dao, hình thù và gam màu này phù hợp với các mệnh Thổ, Kim. Trong đó tuổi Ngọ phù hợp nhất.
Công dụng
- Lưỡi Hổ được chứng minh là hấp thụ độc tố gây ung thư như formaldehyde và nitrogen oxide… và thường được trồng tại các khu vực như nhà máy sản xuất, văn phòng toà nhà cao tầng.
- Lưỡi Hổ rất phù hợp nhất đặt trồng trong phòng ngủ, vì nhờ cơ chế quang hợp CAM, cây thải ra Oxy vào ban đêm.
- Thích hợp làm cây để bàn và trang trí trong nhà. Đặc biệt thường được trồng xen vào các tiểu cảnh sân vườn hoặc các thiết kế sân vườn mang tính phong thủy cao.
- Ngoài ra, Lưỡi Hổ còn được dùng làm thuốc chữa bệnh rất hiệu quả trong Đông Y.
Cách chăm sóc
- Ánh sáng: Cây chịu được ánh nắng trực tiếp, nhưng vẫn sống khỏe mạnh trong nhà hoàn toàn hoặc bóng râm.
- Đất trồng: Cây có thể trồng được với mọi loại đất từ đất tốt đến đất khô cằn kể cả đất pha cát và sỏi. Đất trồng lưỡi hổ nên có độ kiềm cao.
- Nước: Lưỡi hổ chịu hạn cực tốt, không nên tưới nhiều vì cây chịu úng rất kém. Thời tiết mùa đông,có thể tưới nước 1 tháng/ lần. Mùa hè khô hạn tăng cường hơn nhưng cũng ít hơn nhiều so với các giống cây trồng khác khoảng 1tuần/lần.
- Nhiệt độ: Cây Lưỡi Hổ phát triển ở nhiệt độ ấm áp, nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển từ 18-30oC, Nếu nhiệt độ dưới 10oC kéo dài quá lâu có thể làm lưỡi hổ kém phát triển và chết.
- Độ ẩm: Lưỡi hổ ưa khô nên thích độ ẩm trung bình, nếu cao quá sẽ làm chết cây do thối rễ.
- Phân bón: Cây lưỡi hổ có khả năng phát triển mạnh mẽ, nhu cầu dinh dưỡng trung bình, khoảng vài tháng bạn bón phân cũng không sao, nhưng tránh bón vào mùa lạnh , lúc đó cây hấp thụ kém.
4. Cây Trầu Bà Cẩm Thạch thủy sinh
Giới thiệu cây Trầu Bà Cẩm Thạch
- Tên khác: Trầu bà sữa
- Tên tiếng Anh: Australian native monstera
- Tên khoa học: Epipremnum aureum ‘Marble Queen’
- Họ: Ráy (Araceae)
- Xuất xứ: miền Bắc Australia, Malaisia
Đặc điểm
- Cây thân thảo, sống lâu năm, dạng cây leo
- Lá hình trái tim, nhiều vệt trắng như sữa trên nền lá
- Cuống lá dài màu trắng, gân chính của lá rõ ràng, mép nguyên.
- Thân cây mềm mại với nhiều rễ phụ rũ xuống
Ý nghĩa phong thủy
- Tượng trưng cho may mắn, thành đạt và bình an.
Công dụng
- Hút khí độc, làm không khí trong lành
- Giảm bức xạ máy tính
- Trang trí quán cafe, tiểu cảnh giếng trời, giàn treo sân thượng, trang trí văn phòng làm việc
Cách trồng
- Nước: chú ý châm thêm nước nếu mực nước quá thấp, hoặc đảm bảo dây vải vẫn còn dẫn xuất nước vào khay đất.
- Ánh sáng: chịu bóng bán phần, nên thường xuyên đưa ra nắng để lá được tươi xanh
- Nhiệt độ: phát triển tốt ở nhiệt độ 18-25 độ C
5. Cây Dây Nhện thủy sinh
Giới thiệu
- Tên thường gọi: Điếu lan, lan móc, cỏ lan, chiết hạc lan.
- Họ thực vật: Thùa (Agavaceae).
- Có nguồn gốc ở vùng Nam Phi, hiện được trồng rộng rãi khắp thế giới.
Đặc điểm
- Cành cây mọc như những cành dây leo, dài
- Lá cây nhỏ, mềm dài và mảnh như hoa lan, mọc men theo chậu và sải ra ngoài như hcacj tiên sải cánh
- Dáng tổng thể tao nhã, có thể để chậu hoặc treo tạo nên sự thanh tao.
Ý nghĩa phong thủy và công dụng
- Tạo nên những giá trị may mắn thành công trong công việc cũng như cuộc sống cho gia chủ
- Hấp thụ khí độc, thanh lọc không khí tốt
- Có thể hấp thu nicotine có trong khói thuốc lá trả lại môi trường không khí trong lành.
- Thân cây có thể làm thuốc trong các bài thuốc đông y, giúp thải độc gan, tiêu sưng tán viêm. Dùng lá cây giã nát có tác dụng chữa lành vết thương.
Cách trồng và chăm sóc
- Ánh sáng: Ưa bóng, kỵ ánh sáng mạnh. Tuy nhiên đối với cây Dây Nhện trồng trong nhà trong thời gian dài dưới ánh sáng mạnh của mùa hè cũng vẫn có thể phát triển bình thường.
- Nhiệt độ: Không chịu được lạnh giá cũng như nóng nực, nhiệt độ sinh trưởng thích hợp là 20 – 24°C. Vào mùa đông nên duy trì nhiệt độ trên 4°C.
- Nước: Cây Dây Nhện ưa ẩn ướt, hệ thống rễ của cây trữ nước rất tốt, khả năng chịu hạn cao nhưng không được để tích nước, có thể thường xuyên phun nước lên lá để làm sạch.
- Đất: Thích hợp với loại đất cát thoát nước tốt và màu mỡ.
- Phân bón: Ưa bón, nếu không đủ chất dinh dưỡng, lá cây sẽ bị vàng, khô và già. Vài mùa sinh trưởng tốt nhất nên bón 2 tuần một lần phân nước. Những giống có hoa nên bón một ít đạm. Ngoài ra, nhiệt độ môi trường dưới 4°C cần ngừng bón và tưới nước.
6. Cây Lan Ý
Giới thiệu
- Tên gọi khác: Bạch Môn, Vỹ hoa trắng, Huệ Hòa Bình
- Tên tiếng anh: Peace Lily, White Sails plant, Spathe flower
- Tên khoa học: Spathiphyllum Wallisii
- Xuất cứ: Vùng nhiệt đới Nam Mỹ, một số quốc gia Đông Nam Á.
Đặc điểm
- Cây mọc thành bụi, chiều cao từ 40cm- 1m
- Cuống lá mọc từ gốc, nhỏ, mảnh, vươn cao, màu xanh đậm.
- Lá cây hình bầu dục, thuôn nhọn, bề mặt lá nổi gân, bóng mượt.
- Cây Lan Ý có hoa, cuống hoa dài xanh hoặc trắng, bông hoa được bao bọc bởi mo hoa, ôm hoa tạo nên hình dáng vỏ sò.
- Cây có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ, lan bụi nhanh
- Có khả năng sống bởi trồng đất hoặc trồng nước đều được.
Công dụng
- Cây lan ý có khả năng lọc không khí cực tốt:
- Được khuyến cáo trồng trong nhà để hấp thụ bớt những khí độc hại như benzen, formaldehyde, trichloroethylene, xylene và toluene
- Có thể lọc bớt sóng điện từ phát ra từ wifi, ti vi, máy tính, laptop, đồ điện tử,…hay tia tử ngoại, hồng ngoại
- Trong các bệnh viện nhất là bệnh viện điều trị ung thư thường trang trí cây cảnh Lan ý để mang lại không gian trong lành, khỏe mạnh hơn cho các bệnh nhân.
Ý nghĩa phong thủy
- Cây là biểu tượng của sự bình yên, giúp con người tránh khỏi điều xui xẻo, mang đến nguồn năng lượng tích cực là động lực để vượt qua ốm đau, bệnh tật.
- Lan Ý giúp gắn kết các thành viên trong gia đình, tổ chức, giải quyết mâu thuẫn và tạo không khí hòa hợp
- Là loài cây cảnh mang đến may mắn tiền tài cho người trồng.
- Là thần hộ mệnh về tình yêu và cuộc sống cho gia chủ
- Cây vươn thẳng còn gợi nên ý chí kiên cường, phấn đấu trước mọi khó khăn thử thách của con người.
- Cây hợp với những người mệnh Kim và mệnh Thủy.
Cách trồng và chăm sóc
Cách trồng cây Lan Ý thủy sinh theo quy trình như sau:
- Bước 1: Nhẹ nhàng tách cây Lan Ý ra khỏi chậu đất trồng cũ, ngâm bầu rễ vào chậu/xô nước sạch khoảng 2-3 ngày cho trắng rễ.
- Bước 2: Sau khi ngâm rễ, bạn hãy dùng nhíp hoặc dao/kéo loại bỏ hết bụi bẩn và đất trong các củ rễ. Cùng với đó là cắt tỉa những rễ hư, rễ dài loằng ngoằng.
- Bước 3: Pha một nắp chai dung dịch dinh dưỡng kèm nước sạch cho vào chậu trồng, nhẹ nhàng đặt cây vào sao cho nước ngập vừa đủ bầu rễ. Nước dùng để trồng cây Lan Ý thủy sinh đảm bảo không mặn, không phèn, không chứa clo hay axit.
Cách chăm sóc cây Lan Ý thủy sinh khá đơn giản, chỉ cần thay nước định kỳ một tuần một lần và bổ sung dung dịch dinh dưỡng 2 tuần/lần. Đồng thời, mang chậu Lan Ý thủy sinh đặt nơi thoáng mát nhưng tránh gió mạnh, nắng gắt.
#7. Cây Thường Xuân
Giới thiệu
- Tên gọi khác: vạn niên, dây lá nho, trường xuân
- Tên khoa học: Hedera helix
- Nguồn gốc: Tây À và Châu Âu
Đặc điểm
- Thường Xuân là dạng cây cảnh thân leo, nhiều đốt, có rễ giúp bám vào tường hay chậu.
- Cành non có lông phủ vảy cá, lá non màu xanh nhạt, chuyển đậm khi trưởng thành
- Cây có hoa nhỏ như cái ô, màu vàng nhạt
- Nếu trồng lâu trong đất thì sau 1-2 tháng ra hoa sẽ có quả, nhưng trồng cảnh thì hầu như không xuất hiện quả
Công dụng
- Lá Thường xuân chứa chất chống lại ký sinh trùng, tính kháng khuẩn giúp loại bỏ giun trong đường ruột.
- Thông đường hô hấp, tiêu đờm và chất nhờn có trong phế quản ngăn ngừa tắc nghẽn hô hấp.
- Giải độc gan và thanh nhiệt cho cơ thể, giải phóng độc tố trong cơ thể ra ngoài.
- Lá thường xuân trị viêm, đau nhức xương khớp, gout hay thấp khớp (bằng cách giã nát lá tươi rồi đắp lên chỗ đau).
Ý nghĩa phong thủy
- Là biểu tượng cho may mắn và tài lộc, tránh được vận đen cuộc sống hay công việc.
- Là ‘máy lọc không khí’ trong nhà, hấp thụ các chất hóa học có hại như Benzen, Phenol, Aldehyde formic và ngăn chặn các chất gây ung thư như Nicotin từ khói thuốc lá.
- Cây luôn xanh mướt quanh năm cùng dây leo bám chắc tượng trưng cho sức sống của tuổi trẻ.
- Là món quà thể hiện sự thành thật, tình hữu nghi và chân thành dành cho người nhận.
Cách trồng và chăm sóc
- Đất trồng: dùng đất giữ ẩm tốt, tơi xốp, trộn thêm tro, mù cưa, trấu, sơ dừa,… để tạo dinh dưỡng cho đất.
- Nhiệt độ: phát triển tốt ở nhiệt độ 15-25 độ C, nếu trồng chậu thì đem phơi vào sáng sớm, tránh nắng gắt vào buổi trưa. Cây có thể quang hợp được dưới cả ánh sáng đèn huỳnh quang.
- Nước: Thường xuân ưa ẩm nhưng không nên tưới quá nhiều nước vì sẽ chết do bị ngập úng, chỉ cần đảm bảo độ ẩm của đất để cây không rụng lá. Giữ bề mặt đất luôn thông thoáng.
- Phân bón: Một năm nên bón phân cho cây 2 lần là vào mùa hè và mùa thu.
8. Cây Kim Ngân
Giới thiệu
- Tên khoa học: Pachira aquatica
- Tên gọi khác: cây thắt bím
- Xuất xứ: từ Mexico, Brazill Nam Mỹ và đầm lầy Trung Mỹ.
Đặc điểm
- Cây Kim Ngân bím thuỷ sinh có lá xòe rộng như bàn tay, xanh quanh năm.
- Hoa gồm những cánh lớn màu kem nhạt, nở về đêm và toả hương thoang thoảng, đài hoa màu nâu nhạt hình bầu dục với 5 cánh màu xanh vàng, dài 15cm.
- Quả kim ngân có hình trứng, đường kính khoảng 10cm. Khi chín quả có màu nâu nhạt.
- Cây kim ngân còn được gọi là cây thắt bím hay bím tóc vì ở giai đoạn cây con, người ta trồng chung từ 3 – 5 cây vào một chỗ rồi đan thắt như một cái bím tóc trông rất ngộ nghĩnh.
Ý nghĩa phong thuỷ
- Cây hợp với mệnh Mộc, riêng mệnh Hoả nếu trồng đất thì hợp, trồng thuỷ sinh thì không còn nữa vì Thuỷ khắc Hoả.
Công dụng
- Trang trí bàn làm việc, bàn học
- Quà tặng bạn bè, người thân.
Cách chăm sóc
- Nhiệt độ: phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 18-26 độ C. Như vậy đối với cây được trồng trong nhà hoặc trồng trong phòng lạnh cây vẫn sinh trưởng bình thường.
- Ánh sáng: Cây đặt trong nhà với ánh sáng của đèn huỳnh quang thì cây vẫn đáp ứng được với điều kiện sinh trưởng và phát triển. Thỉnh thoảng nên đưa cây ra ngoài trời dưới tán cây lớn với chu kỳ 10 ngày/lần, như vậy cây sẽ hấp thụ được ánh sáng và phát triển tốt hơn.
- Nước: thay nước thường xuyên, loại bỏ chất bẩn tiết ra trong nước và vi khuẩn sinh sôi. 5-7 ngày thay nước 1 lần. Bỏ rễ bị mềm, thối. Chú ý không để nước ngập chạm đến phần gốc thân gỗ.
- Dinh dưỡng: dùng các loại dung dịch thuỷ sinh bán theo cây
9. Cây Phát Tài Búp Sen thủy sinh
Giới thiệu
- Tên thường gọi: Phát Tài Búp Sen
- Tên khác: Phát Tài Bông Súng, Phát Tài Trồng Nước
- Tên khoa học: Dracaena deremensis
- Họ: Phát tài, trường sinh
- Xuất xứ: Châu Á
Đặc điểm
- Phát tài búp sen là cây thuộc thân bụi nhỏ, kích thước tầm 20-30cm nhỏ gọn, sống trong mát
- Có lá màu xanh, lá già cứng và màu xanh đậm hơn lá non, lá non màu xanh nhạt và bóng, lá cây mọc thành bẹ ôm sát thân, hầu như mọc xen kẻ quanh thân, tạo thành hình dáng như một búp sen hé nở
- Lá xanh bóng vuốt nhọn ở cuối lá, hơi mo cong như móng tay dài. Lá dài khoảng 5-7cm, rộng khoảng 2-3cm, mềm và dễ gãy.
- Thân mọc thẳng đứng, một gốc một thân, lột bẹ lá lộ ra thân trắng tinh, một thân có nhiều đốt nhỏ, giòn và dễ bẻ gãy.
- Rễ trắng buốt, mọc bên dưới cùng của thân, một cây mọc tới hơn hai lớp rễ, dài và chắc khỏe, rễ hút nước khoẻ nên lá cây lúc nào cũng xanh bóng, ngoài ra rễ còn lọc được các chất cặn bẩn trong nước.
Ý nghĩa phong thuỷ
- Theo phong thủy, cây giúp mang lại may mắn tiền tài và cả danh vọng.
- Tùy nhu cầu và nơi đặt mà có số lượng cây cho phù hợp, thông thường sử dụng 3 cây vào một bình, vì nó mang ý nghĩa hạnh phúc, sum vầy, may mắn và thành công, còn dùng hai cây thì mang ý nghĩa bền vững, trong tình bạn ngày càng thân thiết, trong tình yêu thì gắn kết bền chặt.
- Phát Tài Búp Sen thuỷ sinh hợp với người mệnh Kim.
Công dụng
- Phát tài búp sen trồng chủ yếu để trang trí nội thất trong nhà ở, văn phòng làm việc, hay ở không gian trưng bày…
- Ngoài ra cây này cũng sử dụng khá phổ biến để trang trí bên cạnh bàn thờ thần linh, các bậc thánh nhân…
- Có tác dụng lọc nước khá tốt, lọc các chất bẩn
- Làm quà tặng dịp tân gia, khai trương, như lời chúc tốt đẹp đến người nhận
Cách chăm sóc
- Nước: một tuần thay nước một lần, hoặc nếu trồng bán thuỷ sinh thì châm thêm nước nếu mực nước hiện tại quá nông, rễ cây không hấp thụ được hoàn toàn.
- Ánh sáng: tránh ánh sáng trực tiếp.
- Phân bón: sử dung dung dịch thuỷ sinh bán theo cây
- Nhân giống: bằng cách giâm cành
10. Cây Ngọc Ngân thủy sinh
Giới thiệu
- Tên gọi khác: cây Valentine
- Tên khoa học: Dieffenbachia picta
- Họ thực vật: Araceae (Ráy)
- Lá cây mềm, hình bầu dục, màu xanh đốm trắng khá nổi bật, viền lá màu xanh thẫm, lòng lá màu trắng
- Cây có rễ chùm nên sinh trưởng rất nhanh, thường mọc thành bụi, cây trưởng thành cao khoảng 30-50cm
Ý nghĩa phong thủy
- Được mệnh danh là cây tài lộc mang đến tiền tài, may mắn và thịnh vượng cho những ai sở hữu nó
- Hợp với hầu hết các mệnh trong ngũ hành tương sinh, nhất với mệnh Kim
- Còn có tên là cây Valentine, do đó nó được đại diện cho tình yêu, có thể làm quà tặng trong dịp lễ tình nhân để thể hiện tâm ý, tình cảm chân thành của mình dành cho đối phương
Cách trồng và chăm sóc
- Ánh sáng: cần đủ ánh sáng nhưng không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trực tiếp, và các nguồn nhiệt như lò sưởi… Quá nhiều ánh sáng lá chuyển sang màu vàng và khô. Lá cây chứa nhiều sắc tố nên nếu bạn trồng cây trong nhà chỉ có ánh sáng điện huỳnh quang thì thỉnh thoảng cần mang cây ra hứng nắng mặt trời, sẽ mang lại màu sắc đẹp hơn cho cây. Thời điểm đón nắng thích hợp nhất là buổi sáng đến 10h và chiều tối
- Nhiệt độ: thích hợp nhất ở nhiệt độ từ 20°C đến 30°C. Khi nhiệt độ xuống đến 10°C, cây sẽ bắt đầu rụng lá và có thể chết. Do đó khi trồng cây vào mùa lạnh, cần chú ý bật đèn cho cây để có thể chống chịu lại thời tiết
- Nước: không cần tưới, chỉ cần thay nước, thường xuyên quan sát nước, nước màu đục là đang có rễ bị thối, phải cắt tỉa và thay nước mới. Nếu dùng nước máy thì mang ra phơi năng 2-3 giờ để bay hơi clo, xong rồi mới tiến hành thay nước.
- Ngừa sâu bệnh: Cây thường bị tấn công bởi ve nhện, badnaviruses, rệp, nấm. Có thể phòng trị các loài gây hại này bằng thuốc bảo vệ thực vật thông thường
- Nhân giống: Có thể nhân giống dễ dàng bằng ngọn cây. Đối với một ngọn cây được chọn nhân giống, khi cắt cần thì ngọn cây cần mang theo 3-5 lá. Rễ sẽ nhanh chóng phát triển trong điều kiện đầy đủ đất, nước, ánh sáng.
Lời kết
Chậu cảnh không còn là vật chỉ để trang trí. Nếu biết cách chọn chậu cảnh kỹ lưỡng, vừa đẹp vừa phong thủy, nó sẽ mang lại những lợi ích vẹn toàn nhất cho bạn. Hãy nhanh tay lựa chọn cho mình những chậu cảnh yêu thích nhất nhé!
Một số cây cảnh thủy sinh bán chạy
[affegg id=14]Tham khảo thêm: