Shopee 8.8

Ai cũng mong chờ một cuộc cách mạng về công nghệ thực tế ảo từ Apple Vision Pro. Tuy nhiên, khi chiếc kính thông minh này chính thức ra mắt, người dùng lại không khỏi thất vọng trước hàng loạt những hạn chế đáng kể. Liệu Vision Pro có thực sự xứng đáng với mức giá “trên trời” và những lời khen ngợi ban đầu?

Bài Review Chi Tiết về Nhược điểm của Apple Vision Pro

Hãy cùng điểm qua các điềm trừ này là gì nhé:

1. Giá thành quá cao:

Đây có lẽ là rào cản lớn nhất đối với người dùng phổ thông. Apple Visison Pro (bản tiêu chuẩn) có mức giá là 3.499 USD tức là khoảng 85.000.000đ tại Việt Nam. Mức giá này còn thậm chí lên tới 135tr khi lần đầu được xác tay về Việt Nam.

Và tất nhiên, với Apple thì sẽ còn có hàng loạt các phụ kiện trang bị đắt tiền khác đi kèm sẽ được ra mắt trong tương lai. Với mức giá này, Vision Pro chỉ phù hợp với một nhóm người dùng nhỏ có khả năng chi trả cao.

2. Trọng lượng và thiết kế:

  • Trọng lượng nặng: Vision Pro chưa bao gồm pin đã khá nặng (nặng hơn Meta Quest 3 đã bao gồm pin gần 100g), gây mỏi cổ và khó chịu khi sử dụng trong thời gian dài. Nguyên nhân và do phần vỏ nhôm và kính hiển thị cao cấp phía trước khá to.
  • Thiết kế cồng kềnh: Thiết kế không quá gọn gàng, ôm kín và đặc biệt là phần kính đè lên mũi và má, gây áp lực và nóng đỏ khi sử dụng lâu.
  • Pin rời: Mặc dù giúp giảm trọng lượng đeo trên đầu nhưng việc đeo theo một cục pin kèm dây dẫn là khá bất tiện.

3. Pin:

  • Thời lượng pin thấp: Thời gian sử dụng liên tục không quá ấn tượng, đặc biệt khi trải nghiệm các ứng dụng nặng.
  • Cục pin rời: Bạn phải kết nối với một khối pin rời này thì mới sử dụng được. Gây bất tiện và tiềm ẩn nguy cơ mất mát và rơi vỡ khi di chuyển. Đây là điểm trừ khá lớn khi mà các hình ảnh và video quảng cáo Apple đã cố tình “lờ” đi cục pin này. Một số người dùng phàn nàn thiết bị của họ bị rơi bể do khi sử dụng họ bỏ cục pin vào túi, sau khi dùng xong họ tháo kính để lên bàn và quên bỏ cục pin ra. Điều này gây ra tai nạn khi họ di chuyển và kéo theo chiếc kính đang kết nối với cục pin trong túi.
Thiết kế cồng kềnh của Apple Vision pro

4. Giao diện và trải nghiệm người dùng:

  • Chức năng EyeSight: Chức năng khá hay khi hiển thị mắt và trang thái khuôn mặt ra phía trước mặt kính. Tuy nhiên nó hiển thị khá tệ gây ra trải nghiệm không thực tế và khó chịu.
  • Thao tác bằng mắt và tay: Các thao tác khá hay và nhạy tuy nhiên khá mới và gây một số khó khăn trong quá trình sử dụng, đặc biệt là khi chơi game. Khả năng nhận diện các thao tác cũng còn rất hạn chế ở vài động tác: bấm (click), co giãn (zoom) và lướt (swipe).
  • Bàn phím ảo: Gõ văn bản vẫn còn rất khó cùng nhiều hạn chế.
  • Nút Home vật lý: Để trở về màn hình chính, bạn vẫn cần phải đưa tay lên bấm nút home nằm phía trên kính
  • Chưa hỗ trợ các thao tác nhanh và chính xác: Nếu bạn cần trải nghiệm một game hành động bắn súng hoặc chiến đấu thời gian thực cần các thao tác nhanh, chính xác và phức tạp thì Vision pro chưa thể đáp ứng được.

5. Hạn chế về tính năng và ứng dụng:

  • Ít ứng dụng: Thư viện ứng dụng còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người dùng.
  • Chủ yếu để giải trí: Chưa đáp ứng được nhu cầu làm việc và tạo ra thu nhập.
  • Chưa hỗ trợ các thao tác nhanh và chính xác: Do chỉ hỗ trợ nhận diện thao tác bằng tay thông qua camera nên khả năng xử lý và vùng nhận dạng được còn hạn chế. Apple cần sớm ra mắt các tay cầm chuyên dụng tương tự các thiết bị VR khác hiện nay.
  • Chưa hỗ trợ SteamVR: Gây khó khăn cho người dùng muốn trải nghiệm các game PCVR cao cấp.

6. Các vấn đề khác:

  • Apple ID: Giống như Iphone hay Ipad,Apple Vision Pro là một thiết bị cá nhân, do vậy bạn chỉ có thể dùng một tài khoản Apple ID để đăng nhập. Điều này gây ra khá nhiều bất tiện khi chia sẻ thiết bị hoặc thiết lập nó như là một thiết bị giải trí công cộng.
  • Dễ hết dung lượng lưu trữ: Do dung lượng iCloud và bộ nhớ trong gắn liền với tài khoản Apple ID nên việc lưu trử và đồng bộ trên Vision Pro cũng sẽ ngốn lượng dung lượng kha khá trên icloud của bạn.
  • Chưa hỗ trợ tại Việt Nam và hầu hết các quốc gia ngoài Mỹ: Không hỗ trợ tiếng Việt, và nhiều ứng dụng sẽ không hoạt động do bị hạn chế khu vực. Điều này làm giảm trải nghiệm của người dùng ở các khu vực không phải Mỹ.

Đối tượng sử dụng

Dựa vào các đặc điểm cũng như hạn chế của Vision Pro nêu trên, có thể rút ra kết luận rằng đối tượng khách hàng chính phù hợp với thiết bị này chủ yếu là người dùng cá nhân có thu nhập cao như:

  • Người dùng Apple trung thành: Những người đã quen thuộc với hệ sinh thái Apple, sở hữu nhiều thiết bị của Apple và sẵn sàng đầu tư vào các sản phẩm mới nhất của hãng để trải nghiệm.
  • Người dùng cá nhân có thu nhập cao: Với mức giá đắt đỏ, Vision Pro chỉ phù hợp với những người có khả năng tài chính mạnh. Sử dụng Vision pro như là một thiết bị giải trí cá nhân mới mẻ.
  • Những người đam mê công nghệ: Những người luôn muốn trải nghiệm những công nghệ mới nhất, sẵn sàng làm “early adopter” và review cho các sản phẩm cao cấp.
  • Người có nhu cầu giải trí cao cấp: Vision Pro có thể mang đến trải nghiệm giải trí sống động và chân thực, phù hợp với những người yêu thích phim ảnh, game, và các hình thức giải trí tương tác.

Kết luận:

Apple Vision Pro là một sản phẩm công nghệ đầy tiềm năng, tuy nhiên, với những hạn chế kể trên, thiết bị này vẫn chưa thực sự hoàn hảo và phù hợp với đại đa số người dùng. Để Vision Pro trở thành một sản phẩm thành công hơn, ứng dụng rộng rãi hơn, Apple cần cải thiện đáng kể về giá cả, thiết kế, thời lượng pin, giao diện người dùng, thao tác và hỗ trợ ứng dụng mạnh hơn nữa.

Apple Vision Pro: ứng dụng cho doanh nghiệp trong lĩnh vực XR

Nếu bạn đang cân nhắc việc mua Apple Vision Pro, hãy cân nhắc kỹ lưỡng về nhu cầu sử dụng của mình và so sánh với các sản phẩm tương tự trên thị trường. Ngoài ra, bạn nên chờ đợi các phiên bản cập nhật tiếp theo để khắc phục những hạn chế hiện tại.