Shopee 8.8

Bạn cần mua laptop với mục đích làm những công việc về thiết kế đồ họa. Bạn cần edit video thì nên lựa chọn các dòng máy trạm mobile Workstation có hiệu năng xử lý cao. Việc vận hành vô cùng bền bỉ như dòng Precision của Dell hay Lenovo. Hp Zbook 15 G1 có sự khác biệt trong phong cách thiết kế. Cùng với đó là hiệu năng không hề thua kém khi so sánh với các đối thủ của mình. Giá của nó cũng ở tầm trung trong phân khúc giá chỉ hơn 10 triệu. Hp Zbook 15 G1 là cái tên cực kỳ đáng để lựa chọn cho nhu cầu làm việc. Vậy cỗ máy này có gì đặc biệt. Hãy cùng TopReview.vn khám phá nhé!

Một vài năm trở lại đây ngành nghề đồ họa và thiết kế đang dần trở nên hot hơn bao giờ hết. Nhu cầu làm việc xử lý video, thiết kế hình ảnh ngày càng tăng cao. Kéo theo đó là nhu cầu mua sắm những chiếc laptop dành cho công việc thiết kế đồ họa trở nên cực kỳ nhộn nhịp. Tuy nhiên không phải ai cũng có một ngân sách dư giả để sắm cho mình những chiếc laptop mới. Đặc biệt là các bạn sinh viên. Vậy nên, việc xem xét những mẫu máy cũ nhưng vẫn mang lại một hiệu năng tốt. Giá thành vô cùng hợp lý là một sự lựa chọn cực kỳ đáng để cân nhắc.

1/ Thiết kế Hp Zbook 15 G1

Máy được giới thiệu vào tháng 9 năm 2013. Hp Zbook 15 G1 là một thương hiệu máy trạm di động mobile workstation do HP sản xuất. Máy được kế thừa series EliteBook của dòng W. Zbook 15 G1 cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ như Dell Precision M4800 và Thinkpad W541.

Hp Zbook 15 G1 có thiết kế bo tròn khá mềm mại
Hp Zbook 15 G1 có thiết kế bo tròn khá mềm mại

Giá 10.650.000 ₫Laptop HP ZBook 15 G1 Core i7-4800MQ 8GB RAM 256GB SSD

Hp Zbook 15 G1 mang kiểu dáng khác biệt hẳn so với đời trước. Người dùng vốn đã quen với 8560W, 8570W với thiết kế vuông vức, hầm hố. Việc này đã được loại bỏ với Zbook. Mọi thứ đã được bo tròn hơn ở các cạnh viền trên 15 G1. Đây là sản phẩm đầu tiên đánh dấu sự ra đời của mẫu máy mobile workstation.

HP Zbook 15 G1 mang thiết kế khá to và dày. Một điều thường thấy trên các mẫu máy trạm. Màn hình kích thước 15.6 inch. Với độ dày ở nơi mỏng nhất là 3 cm, nặng khoảng 2,8 kg. Nếu cộng thêm cả củ sạc thì máy cũng gần 4kg, khá to và nặng giống như các mẫu mẫu máy trạm khác. Với các bạn không thích mang vác 1 chiếc máy laptop to, nặng thì nên cân nhắc trước khi chọn mua G1 nhé.

Mặt trên Hp Zbook 15 vẫn là logo Hp truyền thống
Mặt trên Hp Zbook 15 vẫn là logo Hp truyền thống

Nắp máy được hoàn thiện 2 lớp với phía trong là một miếng nhôm được phay xước màu xám xanh. Chính giữa là logo HP, logo này to hơn các đời trước. Phần bên ngoài được bọc một lớp kim loại khác. Nó có màu đậm hơn và được phủ một lớp nhám chống bám vân tay. Khi sờ máy cho cảm giác sờ khá mịn cũng như không bị rít.

2/ Các cổng kết nối

Với 2 bàn lề to và chắc chắn thì Hp Zbook 15 G1 cũng có thể mở màn hình tới 180 độ. Khi mở nó không có cảm giác chênh vênh hoặc không chắc chắn. Thậm chí theo theo trải nghiệm thì bản lề trên Zbook G1 tốt hơn rất nhiều so với các đời trước.

Các cổng kết nối trên máy khá đầy đủ
Các cổng kết nối trên máy khá đầy đủ

Về các cổng kết nối trên Zbook 15 G1 vẫn được bố trí khá nhiều và đầy đủ các kết nối. Các cổng VGA, USB 2.0, USB 3.0, Thunderbolt, displayPort… đều có. Tuy nhiên trên các mẫu máy trạm của Hp lại không hề có sự xuất hiện của cổng HDMI. Cổng này được thay bằng kết nối DisplayPort. Nó có chất lượng tốt hơn nhưng số người dùng cần tới kết nối HDMI khá nhiều. Nếu bạn muốn sử dụng thì phải tìm tới sự giúp đỡ của bộ cáp chuyển đổi khác.

Phía trái và phải

Phía cạnh phải của Hp Zbook 15 G1 được bố trí 1 cổng VGA giúp kết nối với các thiết bị trình chiếu. Bên cạnh đó là 1 ổ DVD-RW cho phép đọc và ghi đĩa một cách linh hoạt hơn. Một cổng USB 3.0, 1 jack audi 2 in 1 và một khe thẻ nhớ SD.

Phía cạnh phải của Hp Zbook 15
Phía cạnh phải của Hp Zbook 15

Cạnh trái Zbook 15 G1 có 1 cổng usb 2.0 và 3.0 , 1 cổng thunderbolt cho tốc độ cao hơn. Ngoài ra, còn có cổng kết nối DisplayPort, 2 khe thẻ SC và Express Card. Phần bản lề phía sau lưng của máy được trang bị thêm 1 cổng usb 3.0, mạng lan internet RJ 45 và cổng sạc. Tuy nhiên ở G1 phần loa của máy khá bé.

3/ Màn hình

Khi mở màn hình lên, chúng ta có thể nhận thấy, viền màn hình của Hp Zbook 15 G1 tương đối dày. Có lẽ là để đáp ứng tiêu chuẩn của quân đội 810G về chống sốc cũng như điều kiện khắc nghiệt. HP đã cố tình gia công màn hình của máy dày hơn một chút. HP Zbook G1 được trang bị màn hình độ phân giải Full HD. Các chất lượng tấm nền màn hình khác nhau từ chống chói Anti Glare cho tới IPS Dream Color. Điều này khiến cho màu sắc chân thực cũng như góc nhìn rộng hơn so với các màn hình Full HD bình thường.

Review thực tế Zbook 15 G1

Option màn hình thường được mọi người sử dụng là Full HD. Bằng phần mềm spider 5 Elite, máy đạt 90% sRGB và 65% Adobe RGB. Độ sáng tối đa đạt 290 nits, không quá cao nhưng được cân bằng bởi công nghệ anti Glare. Nó khiến cho màn hình của Hp Zbook 15 G1 không bị ảnh hưởng khi sử dụng trong môi trường có ánh sáng phức tạp. 

Nếu bạn là một người dùng khó tính hoặc có yêu cầu cao về chất lượng hiển thị thì có thể cân nhắc lựa chọn option cao hơn. Với công nghệ dream color cùng màn hình 4K 3840 x 2160 pixel mang lại dải màu rộng hơn. Độ tương phản cao hơn đạt 100% SRGB và 82% Adobe RGB. Bạn nên cân nhắc để lựa chọn cho phù hợp với nhu cầu của mình.

4/ Bàn phím

Bàn phím của HP Zbook 15 G1 có chất lượng khá tốt. Khoảng cách giữa các phím lớn, hành trình phím sâu, độ đàn hồi tốt. Và quan trọng không hề có hiện tượng flex. Kiểu thiết kế này được đánh giá cao khi nó mang lại một trải nghiệm rất tốt khi sử dụng. Nhờ có khoảng cách giữa các phím lớn nên khi gõ rất ít khi có hiện tượng gõ nhầm.

Bàn phím Hp Zbook 15 G1 khá rộng cho trải nghiệm tốt
Bàn phím Hp Zbook 15 G1 khá rộng cho trải nghiệm tốt

Touchpad có thiết kế vừa phải, thao tác đa điểm mang lại trải nghiệm di tốt. Ngay cả khi ra mồ hôi tay các phím chuột ấn mềm và vô cùng thích tay.

5/ Cấu hình Zbook 15 G1

Cấu hình thường được mọi người lựa chọn là chip Intel core i7 4800MQ 4 nhân 8 luồng. Xung nhịp 2.7Gh z turbo boost lên đến 3.0 Ghz. Card đồ họa NVIDIA Quadro K1100M hoặc K2100M. Với 16 Gb Ram DDR3 bus 1600 Mhz và ổ cứng HDD 500Gb. Nếu các bạn làm video đồ họa chuyên nghiệp thì nên nâng cấp thêm 1 ổ cứng SSD. Việc này để đảm bảo tốc độ khởi động win và các ứng dụng nhanh hơn rất nhiều so với ổ cứng cơ HDD. Bạn có thể nhận thấy cấu hình này tương tự như Dell M4800. Tuy nhiên giá thành lại thấp hơn rất nhiều.

Trải nghiệm trên Premiere, Photoshop

Bạn có thể sử dụng phần mềm chỉnh sửa video Premiere để thử edit. Hoặc bạn dựng 1 đoạn phim ngắn khoảng 10 phút. Qua quá trình làm việc hiệu năng của con chip i7 4800MQ vẫn cực kỳ bá đạo. Những thao tác khi làm việc không hề bị giật lag mặc dù để chế độ preview là Full.

Các phần mềm đồ họa làm việc ở mức khá
Các phần mềm đồ họa làm việc ở mức khá

Tiếp theo khi sử dụng phần mềm Photoshop cũng như AI để chỉnh sửa hình ảnh thì máy có sự nóng lên. Với 1 project cực kỳ nhiều layer Hp Zbook 15 G1 hơi giật lag. Nó vẫn ở mức độ có thể chấp nhận được.

Trải nghiệm trên Game

Khi thử test game trải nghiệm thực tế nặng trên máy trạm Zbook G1 cho trải nghiệm khá tốt. Với các bạn làm việc edit video đồ họa thì thi thoảng vẫn phải cần chơi game giải trí. Cấu hình của Hp Zbook 15 G1 hoàn toàn chơi tốt các tựa game online nhẹ nhàng. Liên minh huyền thoại hay Đột kích đều không thể làm khó được nó.

Tựa game DOTA 2 và PUBG để được mức setting: “Medium” và độ phân giải Full HD. Hình ảnh trong game không được quá đẹp mắt. Tuy nhiên với cái giá của em nó thì như vậy là cực kỳ tốt rồi. Chưa kể mức FPS thu được cũng rất tốt khi giao động. Trong khoảng 50 đến 60 FPS lúc combat cũng như xả skill.

Các game nặng trên Hp Zbook 15 G1 cho trải nghiệm tạm ổn
Các game nặng trên Hp Zbook 15 G1 cho trải nghiệm tạm ổn

Nhiệt độ đo được khi chơi game cũng như làm việc thì CPU vào khoảng 78 độ C. GPU là 65 độ C. Lúc này khe tản nhiệt thổi gió ở phía cạnh trái cực kì nóng. Tuy nhiên, Hp Zbook 15 G1 đã giải quyết rất tốt khi phần chiếu nghỉ tay. Tổng thể máy vẫn khá mát mẻ và hoạt động trơn tru dù làm việc với cường độ dài.

6/ Thời lượng pin

Trong quá trình trải nghiệm thì thời lượng pin của Hp Zbook 15 G1 rất ổn. Nó có thể làm những tác vụ xử lý cơ bản cũng như làm việc đồ họa nhẹ nhàng. Máy trụ được khoảng 3 tiếng khi onscreen liên tục với độ sáng là 100%. Điều này sẽ vô cùng hợp lý với các bạn sinh viên có nhu cầu học tập cũng như xử lý đồ họa nhẹ nhàng. Tuy nhiên, nếu các bạn sử dụng cá tác vụ nặng như edit video, đồ họa thì nên cắm sạc. Việc này để đảm bảo nguồn điện năng được duy trì ổn định.

7/ Khả năng nâng cấp

Không dừng lại ở đó Hp Zbook 15 G1 còn mang lại một khả năng nâng cấp hoàn hảo. Khi bạn có thể nâng cấp tối đa 32 Gb ram ddr3 bus 1600 với 4 khe cắm ram. Máy cũng có 1 ổ m.Sata, 1 ổ m2 Sata, 1 ổ 2.5 inch. Một ổ đĩa quang có thể thay thế bằng ổ cứng HDD. Vậy bạn có thể nâng cấp 1 ổ SSD để chạy ứng dụng và khởi động win nhanh cùng 3 ổ cứng lưu trữ HDD.

Máy cũng trang Bị cổng SSD giao thức M2 và khay HDD. Việc này giúp bạn có thể nâng tầm tốc độ truy xuất trên chiếc máy của mình.

Tổng kết

Hp Zbook 15 G1 là chiếc laptop có khả năng xử lý đồ họa cực kỳ mạnh mẽ. Nó cũng khả năng nâng thay thế hoàn hảo. Phù hợp với những bạn sinh viên có mức hầu bao hạn hẹp nhưng vẫn có thể sở hữu một mẫu máy có cấu hình tốt. Nó sẽ giúp bạn phục vụ cho nhu cầu học tập cũng như làm việc ở mức khá.

  • Cấu hình tham khảo của Hp Zbook 15 G1
  • Core i7-4800MQ / RAM 8GB / SSD 256GB / Màn 15.6inch FHD 1920×1080 / VGA NVIDIA Quadro K1100M
  • Giá: 10.650.000 đ

Giá 10.650.000 ₫Laptop HP ZBook 15 G1 Core i7-4800MQ 8GB RAM 256GB SSD

TopReview.vn hy vọng thông tin này hữu ích với bạn.

Có thể bạn thích