Shopee 8.8

Lao phổi là căn bệnh khá phổ biến và cực nguy hiểm. Hiểu rõ hơn về vai trò khoáng chất giúp bạn phòng tránh cũng như điều trị bệnh tốt hơn. TopReview.vn sẽ cùng các bạn tìm hiểu các khoáng chất có vai trò gì trong bệnh lao phổi.

1. Tìm hiểu về bệnh lao phổi

Nguyên nhân gây bệnh

Lao phổi là tình trạng nhiễm vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis. Vi khuẩn này gây bệnh thường gặp nhất ở phổi. Bệnh ảnh hưởng đến chất lượng sống và tuổi thọ của nhiều người. Đặc biệt là ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Bệnh lao phổi thường là một căn bệnh phổ biến tại Việt Nam
Bệnh lao phổi thường là một căn bệnh phổ biến tại Việt Nam

Biến chứng suy dinh dưỡng

Khi mắc phải bệnh lao phổi dấu hiệu thường đi kèm theo là suy dinh dưỡng. Lý do phần lớn từ nguyên nhân chán ăn. Bên cạnh đó, cơ thể bệnh kém hấp thu chất dinh dưỡng và khoáng chất. Về lâu dài tình trạng này sẽ gây ra suy giảm hệ miễn dịch và làm trầm trọng thêm căn bệnh.

Chán ăn là biểu hiện của bệnh lao phổi
Chán ăn là một trong những biểu hiện của bệnh lao phổi

Một số ghi nhận cho thấy bệnh nhân lao phổi có suy dinh dưỡng sẽ hồi phục chậm. Người ta còn cho biết đối tượng này có tỉ lệ tử vong cao hơn. Trong đó, thiếu khoáng chất là nguyên nhân hàng đầu của suy dinh dưỡng thứ phát do lao.

Chính vì thế, nhiều chuyên gia dinh dưỡng đã đề cao vai trò của khoáng chất. Chúng luôn được khuyến cáo trong xây dựng thực đơn cho bệnh nhân lao phổi.Việc bổ sung một số khoáng chất quan trọng dưới đây rất cần thiết cho bệnh nhân lao.

Triệu chứng bệnh lao phổi

  • Ho kéo dài hơn 3 tuần (ho khan, ho có đờm, ho ra máu) là triệu chứng quan trọng nhất liên quan đến lao phổi
  • Đau ngực, thỉnh thoảng khó thở
  • Cảm thấy mệt mỏi mọi lúc
  • Đổ mồ hôi trộm về đêm
  • Sốt nhẹ, ớn lạnh về chiều
  • Chán ăn, gầy sút
    (Thông tin từ bệnh bệnh viện Vinmec Hà Nội)

Số liệu về người mắc bệnh lao

  • Theo số liệu thống kê, năm 2015 có 1,8 triệu người bị chết do lao phổi, trong số 10,4 triệu người mắc bệnh.
  • Tổ chức Y tế Thế giới ước tính rằng mỗi năm có 9 triệu người mắc bệnh lao, trong đó có 3 triệu người không được điều trị y tế.
  • Các triệu chứng bệnh lao phổi có thể kéo dài trong nhiều tháng. Một người bệnh lao phổi có thể lây nhiễm cho 10 – 15 người khác thông qua tiếp xúc gần trong 1 năm.

2. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh

Lao phổi là bệnh rất thường gặp, có thể ảnh hưởng mọi người trong mọi lứa tuổi. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc lao phổi bao gồm:

  • Suy giảm miễn dịch: nhiễm HIV, ung thư…
  • Tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây, đặc biệt trẻ em
  • Bị các bệnh mạn tính: loét dạ dày tá tràng, đái tháo đường, suy thận mãn…
  • Nghiện ma túy, rượu, thuốc lá
  • Sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài như corticosteroid, hóa chất điều trị ung thư…

3. Kẽm

Các nghiên cứu cho thấy bệnh nhân lao phổi có nồng độ kẽm trong huyết tương thấp. Con số này được nhận định là thiếu hụt khá nặng. Một số chuyên gia cho rằng tình trạng tăng giảm nồng độ kẽm có thể dự đoán mức độ của lao phổi.

Bổ sung các thực phẩm nhiều chất kẽm cho người mắc bệnh lao
Bổ sung các thực phẩm nhiều chất kẽm cho người mắc bệnh lao

Nguyên nhân của sự suy giảm này là do giảm sự tổng hợp protein vận chuyển chất kẽm từ gan ra huyết tương. Ngược lại, cơ thể người bệnh lao phổi lại gia tăng protein vận chuyển chất kẽm trở về gan. Thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng đến cơ chế tự bảo vệ của cơ thể bằng nhiều cách. Dẫn đến suy giảm tế bào bạch cầu bảo vệ và giảm quá trình thực bào.

Ngoài ra, việc sử dụng thuốc kháng lao như Ethambutol cũng có khả năng làm mất kẽm của cơ thể. Vì vậy, bổ sung kẽm cho bệnh nhân lao phổi là điều cần thiết. Chúng giúp cải thiện chức năng miễn dịch và cải thiện tình trạng bệnh.

4. Vitamin A

Giống như kẽm, vitamin A cũng có vai trò trong điều hòa miễn dịch. Chúng có vai trò quan trọng cho hoạt động bình thường của đại thực bào. Loại vitamin này còn góp phần tạo ra kháng thể.

Vitamin A giúp tạo ra kháng thể
Vitamin A giúp tạo ra kháng thể

Một số nghiên cứu cho thấy Vitamin A ức chế sự nhân lên của trực khuẩn. Nghiên cứu khác báo cáo cho thấy ở người mắc bệnh lao có dấu hiệu suy giảm vitamin A. Nguyên nhân có thể là do chế độ ăn nghèo vitamin này và giảm hấp thu chất béo.

Chất béo giúp hòa tan vitamin A. Vì vậy việc giảm hấp thu chất béo đồng nghĩa với giảm hấp thu vitamin A. Ổ nhiễm trùng trong bệnh lao cũng cho thấy là góp phần làm giảm loại vitamin này.

5. Vitamin D

Chức năng của đại thực bào cũng có liên quan đến vitamin D. Một nghiên cứu trên người Châu Phi cho thấy có sự biến đổi trên thụ thể của vitamin D. Tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao.

Người bệnh lao phổi cần bổ sung vitamin D
Người bệnh lao phổi cần bổ sung vitamin D

6. Vitamin E

Vitamin E có vai trò trong tham gia chuyển hóa tế bào. Hơn nữa chúng giúp chống oxy hóa, tạo hồng cầu, ngăn ngừa lão hóa. Vai trò chống oxy hóa này còn có tác dụng giảm thiếu hụt vitamin A cũng như các chất béo của màng tế bào. Khi theo dõi trên bệnh nhân lao, vitamin E cũng bị giảm như vitamin A, D hay kẽm.

7. Vitamin C

Chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch cũng là chức năng của vitamin C. Đối với bệnh nhân mắc bệnh nhiễm trùng như lao phổi, chức năng này lại càng quan trọng. Hệ miễn dịch là công cụ bảo vệ và giúp người bệnh nhanh ổn định. Người ta nhận thấy vitamin C cũng giảm trong cơ thể bệnh nhân lao.

8. Sắt

Thiếu máu là tình trạng hay gặp ở bệnh nhân lao phổi. Khoảng 50% người trưởng thành mắc bệnh lao phổi có lượng huyết sắc tố thấp hơn người bình thường. Nguyên nhân là do thiếu sắt. Sắt là thành phần cấu tạo nên máu. Thiếu máu do thiếu sắt và nhiễm trùng có mối liên hệ với nhau. Thiếu máu thể thiếu sắt làm cơ thể nhạy cảm hơn với nhiễm trùng lao. Ngược lại khi mắc lao sẽ dễ dẫn đến thiếu máu thiếu sắt.

Khoáng chất trong sắt có vai trò quan trọng
Khoáng chất trong sắt có vai trò quan trọng

9. Thực phẩm giàu khoáng chất

Lao phổi là một căn bệnh nhiễm trùng phải điều trị và theo dõi lâu dài. Muốn khỏi dứt điểm bạn cần cả một quá trình kiên trì chữa bệnh.

Những thay đổi do bệnh gây ra làm hệ miễn dịch và các cơ quan dần suy yếu. Vì vậy cần bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A,C,D,E… Dưới đây là một số thực phẩm hữu cơ cần thiết cho bệnh nhân lao phổi:

  • Vitamin E: dầu oliu, dầu hướng dương, dầu ngô, các loại hạt, ngũ cốc như hạnh nhân, hướng dương, hạt dẻ, yến mạch…
  • Vitamin D: Lòng đỏ trứng gà, sữa bò tươi, phô mát, yến mạch, gan bò…
  • Vitamin A: Dầu cá, sữa bò tươi, phô mát, lòng đỏ trứng, bông cải xanh, rau ăn lá, đu đủ, bí đỏ…
  • Vitamin C: Cam, ổi, dâu tây, kiwi, đu đủ, súp lơ, cải xanh,…
  • Kẽm: Bơ, măng chua, thịt gà, thịt bò, thịt heo, lòng đỏ trứng gà,…
  • Sắt: Nội tạng động vật như: gan, thận, não,.. hải sản, cải bó xôi, đậu nành, đậu hà lan,…
Người bệnh lao phổi cần bổ sung các khoáng chất đầy đủ
Người bệnh lao phổi cần bổ sung các khoáng chất đầy đủ

Lao phổi là một căn bệnh cần nguy hiểm đối với mỗi chúng ta. Chế độ dinh dưỡng phù hợp là điều rất cần thiết. Chúng góp phần giúp bệnh nhân lao phổi có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và sức khỏe ổn định. TopReview.vn hy vọng thông tin này hữu ích với bạn.