Shopee 8.8

Mỗi mùa trong một năm có những đặc trưng khí hậu riêng biệt. Giao mùa là thời điểm không khí trở nên đối nghịch một cách đột ngột. Chính sự thay đổi tiết trời ấy khiến cơ thể con người không kịp thích nghi. Dẫn đến hệ miễn dịch trong cơ thể suy giảm chức năng. Đó chính là cơ hội cho vi khuẩn, virus và các yếu tố bệnh tật xâm nhập.

Vậy những bệnh thường gặp nhất lúc giao mùa là gì? Cách phòng tránh ra sao? TopReview.vn sẽ đưa ra Top 4 bệnh thường gặp nhất lúc giao mùa các bạn cùng tham khảo nhé.

1/. Cảm cúm – căn bệnh giao mùa hay gặp ở mọi đối tượng

Cảm cúm là căn bệnh rất hay gặp lúc giao mùa. Bệnh có thể gặp trên nhiều đối tượng khác nhau như: nam và nữ,người trưởng thành, người cao tuổi, trẻ em. Tuy nhiên đối tượng trẻ nhỏ thường hay mắc bệnh nhất. Cảm cúm là căn bệnh trên đường hô hấp do virus cúm gây ra. Bệnh lây lan rất nhanh trong cộng đồng. Bệnh thường khởi phát đột ngột, kéo dài trong 7-10 ngày. Các triệu chúng thường gặp bao gồm: sốt cao, ớn lạnh, ho, hắc hơi, sôt mũi, đau họng…

Bệnh cảm cúm thường xuyên xảy ra khi thời tiết giao mùa
Bệnh cảm cúm thường xuyên xảy ra khi thời tiết giao mùa

Căn bệnh cảm cúm rất hay gặp vào thời điểm giao mùa. Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, bạn cần tuân thủ theo một số biện pháp phòng tránh bệnh:

  • Cần lưu ý giữ ấm cơ thể khi không khí lạnh.
  • Luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài.
  • Tiêm vắc xin phòng cúm mỗi năm.
  • Nghỉ ngơi, giữ vệ sinh thân thể.

2/. Bệnh sởi – căn bệnh thường gặp nhưng chưa có thuốc đặc trị

Bản chất căn bệnh sởi là bệnh lành tính và có thể tự khỏi. Bệnh thường gặp lúc giao mùa, khi cơ thể không thích ứng kịp thời với sự thay đổi khí hậu. Chính vì thế đây là cơ hội cho virus sởi tấn công cơ thể con người. Bệnh có thể gặp ở mức độ từ nhẹ đến nặng tuỳ thuộc vào sức đề kháng của cơ thể người bệnh. Sau khi virus tấn công, chúng kích thích cơ thể sản sinh các kháng thể. Do đó các virus sởi dần bị đẩy lùi, cơ thể hồi phục dần sau 3-4 ngày phát ban.

Bênh sởi thường tấn công những người có sức đề kháng yếu
Bênh sởi thường tấn công những người có sức đề kháng yếu

Sởi là căn bệnh có nguy cơ tấn công cao đến các đối tượng có sức đề kháng yếu. Ngoài ra bệnh cũng phổ biến hơn ở ngừoi già và trẻ nhỏ. Tuy bệnh có thể tự khỏi, nhưng theo một vài nghiên cứu cho thấy có 10% bệnh biến chứng nặng. Do đó người bệnh cũng cần lưu ý điều trị bệnh ngay khi có những dấu hiệu ban đầu: sốt cao, viêm, phát ban… Đồng thời bệnh nhân cũng nên cẩn thận để tránh lây lan bệnh cho người khác. Khi mắc bệnh cần lưu ý hạn chế đến nơi đông người, không sử dụng chung vật dụng cá nhân với người khác.

3/. Sốt xuất huyết – Bệnh giao mùa nguy hiểm bậc nhất

Sốt xuất huyết là căn bệnh giao mùa nguy hiểm do muỗi vằn truyền bệnh. Các biểu hiện thường gặp của bệnh bao gồm: sốt cao, ớn lạnh, nôn ói và phát ban. Bệnh thể nhẹ có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên trên thực tế cũng gặp không ít trường hợp biến chứng nặng dẫn đến tử vong. Bệnh nguy hiểm do nguyên nhân virus Dengue gây giảm lượng tiểu cầu trong máu dẫn đến cơ thể không thể cầm máu. Từ đó bệnh gây các triệu chứng xuất huyết dưới da và nội tạng. Diễn biến bệnh nguy hiểm hơn khi tiến triển đến hạ huyết áp và cuối cùng là tử vong.

Sốt xuất huyết do muỗi vằn gây ra và có nguy hiểm đến cơ thể bạn
Sốt xuất huyết do muỗi vằn gây ra và có nguy hiểm đến cơ thể bạn

Bệnh khá phổ biến vào thời điểm giao mùa và nguy cơ đe doạ sức khoẻ cũng như tính mạng. Do đó cần phòng bệnh hơn chữa bệnh. Các biện pháp tránh nhiễm bệnh như: ngủ mùng, dọn dẹp các nơi chứa nước xung quanh nhà. Ngoài ra bạn cũng nên trang bị các dụng cụ xua đuổi muỗi như nhang muỗi, vợt đập muỗi,… Khi thấy bản thân có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh, bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám. Sau đó xác định chính xác bệnh sốt xuất huyết và điều trị sớm nhất có thể.

4/. Tay chân miệng – bệnh giao mùa nguy hiểm trên trẻ em

Bệnh tay chân miệng thường do virus đường ruột Enterovirus gây nên. Hiện nay, bệnh trở nên phổ biến ở đối tượng trẻ em. Bệnh có giai đoạn ủ bệnh dài, do đó các bậc phụ huynh thường không chú ý đến. Cho đến khi có những dấu hiệu rõ rệt của bệnh thì trẻ đã nhiễm bệnh 3-6 ngày.

Các dấu hiệu của bệnh thường không điển hình như: sốt cao, chán ăn, viêm họng, mệt mỏi. Các triệu chứng ấy dễ bị nhầm lẫn với các bệnh cảm cúm thông thường. Do đó để tránh bệnh trở nặng, các bậc phụ huynh không nên chủ quan.

Tay chân miệng – bệnh giao mùa nguy hiểm trên trẻ em
Tay chân miệng – bệnh giao mùa nguy hiểm trên trẻ em

Căn bệnh khi giao mùa này có nhiều con đường lây bệnh khác nhau. Bệnh có thể lây khi trẻ hít, nuốt phải dịch tiết của người bệnh, sử dụng chung đồ chơi và các vật dụng cá nhân… Để tránh điều đáng tiếc xảy ra với trẻ, người chăm sóc cần lưu ý các biện pháp phòng bệnh.

Điều quan trọng nhất là giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ. Chú ý đến các biển hiện của trẻ và đưa trẻ đến bác sĩ khi có bất kỳ nghi ngờ về bệnh. Cuối cùng, trẻ cần được bảo vệ khi đến những nơi đông người.

Kết luận

Các bệnh giao mùa kể trên rất phổ biến trong cộng đồng. Bệnh xuất hiện từ thể nhẹ đến thể nặng. Dù mắc phải căn bệnh nào, điều quan trọng là bạn không được chủ quan với bệnh. Hãy sắp xếp gặp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ sớm nhất.

Hơn thế nữa, bạn cần hiêu biết và tuân thủ các nguyên tắc phòng bệnh. Mong rằng các kiến thức bổ ích của TopReview.vn trên sẽ giúp bạn bảo vệ sức khoẻ của bản thân cũng như mọi người xung quanh.