Vào những dịp giáp Tết các làng nghề bánh mứt luôn tấp nập, rộn ràng. Các làng nghề bánh tráng, bà con cũng “chộn rộn” chuẩn bị để cung ứng cho thị trường cả nước. Ngày Tết ở miền tây hầu như nhà nào cũng chuẩn bị vài sấp bánh tráng để ăn lai rai. Có nhà dùng để tiếp đãi bạn bè đến thăm. Nó được xem như phong tục quen thuộc của nhiều gia đình Việt. Bên bếp than hồng, đàn trẻ con quây quần ngó nghiêng, sốt ruột chờ đợi các chị nướng bánh. Mùi bánh thơm lừng báo hiệu xuân đã về.
Nói đến làng bánh tráng miền Tây thì nhiều vô số kể. TopReview.vn sẽ giới thiệu đến bạn Top 5 làng nghề bánh tránh nức tiếng nhất miền Tây.
#1: Làng bánh tráng Mỹ Lồng, Bến Tre
Làng bánh tráng Mỹ Lồng là một trong những làng nghề truyền thống và khá nổi tiếng của Bến Tre. Khi vừa đặt chân đến nơi đây, bạn sẽ thấy choáng ngợp về những chiếc bánh tráng. Chúng được phơi dọc suốt hai bên đường đi. Chẳng biết làng nghề thành lập từ khi nào nhưng người dân chỉ biết rằng từ thời ông bà đã có nghề này. Về sau, thế hệ con cháu bao cứ thế nối bước theo.
Làng nghề Mỹ Lồng nổi tiếng không chỉ bởi truyền thống lâu đời, mà còn bởi hương vị bánh. Bánh ở đây được nhận xét vừa béo, vừa xốp, nướng trên bếp có mùi hương thơm lừng. Ai đã từng ghé qua đây chắc chắn sẽ bị quyến rũ bởi bánh tráng. Món bánh ngon vừa mua về ăn ngày Tết, cũng có thể làm quà cho bạn bè.
#2: Làng nghề bánh phồng Phú Mỹ An Giang
Vùng đất An Giang nổi tiếng với rất nhiều làng nghề như nghề mắm, nghề dệt lụa, thổ cẩm… Ngoài ra người ta còn biết đến làng nghề bánh phồng Phú Mỹ nổi tiếng. Làng nghề này đã hình thành cách đây 70 năm với hơn 50 cơ sở sản xuất.
Bánh phồng Phú Mỹ được làm từ bột nếp đặc sản Phú Tân. Do vậy mà hương vị rất riêng biệt. Nó thơm và béo ngọt hơn rất nhiều so với các loại bánh khác. Bánh nơi đây có rất nhiều loại nhưng nổi tiếng nhất là bánh phồng sữa và bánh phồng mè trắng.
Đến với làng nghề này, bạn còn được trải nghiệm các công đoạn làm bánh thủ công. Chắc chắn bạn sẽ có những khoảng thời gian thú vị khi ghé thăm nơi đây.
#3: Làng nghề bánh tráng Thạnh Hưng, Kiên Giang
Người dân Thạnh Hưng, Kiên Giang chủ yếu làm bánh tráng theo cách sản xuất truyền thống. Ở đây không còn nhiều người dân theo nghề. Hiện tại chỉ còn khoảng vài chục hộ làm nhưng không khí vẫn rất sôi động và nhộn nhịp.
Kết tinh từ hương vị thơm của hạt gạo quê hương, bánh tráng Thạnh Hưng trứ danh khắp nơi. Bánh nổi tiếng khắp vùng, được ưa chuộng cả trong và ngoài tỉnh. Ngoài bánh tráng cuốn thịt thông thường, người dân nơi đây còn sáng tạo ra nhiều loại khác. Đó chính là những loại bánh tráng ngọt như bánh phủ đường, phủ đậu xang rất thơm ngon. Đặc biệt, chúng được được trẻ em rất ưa thích. Nó thường được dùng làm quà biếu cho bạn bè, người thân.
#4: Làng nghề bánh tráng Thuận Hưng, Cần Thơ
Làng nghề bánh tráng Thuận Hưng có nguồn gốc từ 200 năm trước. Bắt nguồn từ những người phụ nữ chịu thương, chịu khó thức dậy sớm làm bánh chuẩn bị bữa cơm cho gia đình. Dần về sau tiếng lành đồn xa bởi hương vị thơm ngon của bánh. Từ đó làng nghề truyền thống Thuận Hưng ra đời.
Làng bánh tráng Thuận Hưng hoạt động quanh năm nhưng thời điểm cuối năm là lúc sôi nổi nhất. Người dân ở đây chia sẻ: “công đoạn làm bánh rất vất vả và mất nhiều thời gian”. Tuy nhiên cái nghề này đã theo họ rất nhiều năm. Nó giúp nuôi sống gia đình và tạo ra niềm vui trong lao động cho họ.
Nhu cầu thị trường ngày một đa dạng khiến người dân sáng tạo ra nhiều loại bánh tráng khác nhau. Ngoài làm bánh tráng mặn phơi sương, họ còn đầu tư phát triển thêm các loại bánh ngọt. Nếu có dịp ghé thăm nơi này bạn hãy thưởng thức bánh tráng ở đây nhé!
#5: Làng nghề bánh phồng Vĩnh Phước B, Kiên Giang
Bánh phồng Vĩnh Phước B là làng nghề nổi danh khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long. Dịp giáp Tết không khí nơi đây rất sôi nổi, ai ai cũng tất bật chuẩn bị bánh. Nhiều nhà thức trắng đêm để kịp bánh ra lò phục vụ người tiêu dùng.
Bánh phồng nơi đây nổi tiếng vì được làm từ bột gạo xay, bột mì ngang và nước cốt dừa. Những nguyên liệu này giúp bánh khi nướng lên thơm và béo ngậy. Bạn chỉ ăn 1 lần là sẽ nhớ mãi. Bánh ngon không chỉ ở hương vị mà còn ngon do sự tần tảo, tỉ mỉ của người làm ra. Mọi công đoạn đa phần đều được làm thủ công nhưng bánh ra lò đều rất đẹp mắt.
Người dân miền tây là vậy, vừa thật thà chất phát, lại vừa khéo léo. Ngoài làng nghề bánh tráng, miền tây còn có rất nhiều làng nghề cổ xưa khác. Tuy đã ra đời từ rất lâu nhưng đến thời nay người dân vẫn lưu giữ được nét truyền thống.
TopReview.vn đã giới thiệu đến bạn Top 5 làng nghề bánh tráng “nức” tiếng miền Tây. Nếu bạn có dịp đến những mảnh đất trên, hãy ghé thăm họ để được nghe nhiều hơn về câu chuyện nghề.