Cửa hàng văn phòng phẩm ngày xuất hiện càng nhiều đã chứng tỏ sức hút mãnh liệt của thị trường VPP. Hiện nay mặc dù không còn là một ý tưởng kinh doanh độc đáo nhưng văn phòng phẩm vẫn luôn là sự lựa chọn của rất nhiều người.
Nếu bạn đang muốn triển khai kế hoạch kinh doanh văn phòng phẩm nhưng lại không có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Không biết nên bắt đầu từ đâu để có thể tránh những rủi ro khi kinh doanh văn phòng phẩm thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của An Lộc Việt.
Những rủi ro khi không nghiên cứu thị trường văn phòng phẩm
Nghiên cứu thị trường là công việc rất quan trọng trước khi mới bắt đầu kinh doanh một lĩnh vực nào đó chứ không riêng gì văn phòng phẩm. Bạn có một ý tưởng tốt nhưng cách thực hiện sai lầm thì cũng không thể mang lại hiệu quả quả tốt trong kinh doanh. Việc đưa ra các ý kiến chủ quan, cảm tính sẽ khiến bạn nhận “trái đắng” ngay lập tức và rất khó để bắt đầu lại từ đầu.
Thế nên, trước tiên bạn cần nghiên cứu thị trường văn phòng phẩm bằng cách xác định đối tượng khách hàng của mình, nhu cầu tiêu dùng của họ là gì. Bạn có thể thực hiện việc này bằng cách thực hiện khảo sát nhanh. Hoặc tìm đến các cửa hàng có kinh nghiệm, thâm niên, uy tín trên thị trường để hỏi nếu có thể.
Tiếp đó, bạn nên tìm hiểu đối thủ cạnh tranh, đưa ra các dự đoán về tiềm năng phát triển. Các phương án dự phòng cần thiết cũng như cách cải thiện, … Mở cửa hàng văn phòng phẩm dựa trên một kế hoạch đã định sẵn sẽ khoa học và chuyên nghiệp hơn rất nhiều. Đồng thời, nó giúp bạn dễ dàng nhận ra lỗ hổng để kịp thời khắc phục và sửa chữa.
Không xác định được khách hàng mục tiêu và quy mô kinh doanh
Xác định đối tượng khách hàng văn phòng phẩm mà bạn muốn hướng đến là ai? Dựa vào nhóm khách hàng mà bạn có thể chọn hình thức buôn bán phù hợp và hiệu quả.
- Nếu khách hàng chủ yếu là học sinh sinh viên, nhân viên văn phòng, … thì hình thức bán hàng lẻ là phù hợp nhất với số vốn khoảng 100 triệu đổ lại.
- Trường hợp, nhóm khách hàng chủ yếu là các cơ sở kinh doanh nhỏ hơn mình. Lúc này, ta cần một số vốn lớn hơn, khoảng từ 200 triệu đổ lên. Đồng thời, bạn cũng cần mở rộng quy mô kinh doanh.
Tùy thuộc vào số vốn mà quyết định mô hình kinh doanh. Bạn có thể bắt đầu kinh doanh văn phòng phẩm quy mô nhỏ, buôn bán các mặt hàng phổ biến như sách vở, dụng cụ học tập, … hướng đến nhóm khách hàng lẻ.
Sau đó, khi đã có nhiều vốn hơn bạn có thể phát triển quy mô cửa hàng VPP của mình. Lúc này, bạn có thể nhập thêm các sản phẩm khác với số lượng nhiều. Nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng là bạn cho các công ty, doanh nghiệp hoặc các cơ sở kinh doanh văn phòng phẩm nhỏ.
Khó khăn khi kinh doanh văn phòng phẩm vì chọn nhầm mặt bằng
Người ta cứ nghĩ rằng, văn phòng phẩm là một mặt hàng cần thiết nên khách hàng sẽ tự tìm đến mình mà không cần bất kỳ hoạt động quảng cáo nào. Thế nhưng bạn có biết, ngoài kia có biết bao đối thủ cạnh tranh đang thực hiện nhiều hoạt động khác nhau để thu hút khách hàng của bạn. Hãy chú trọng vào vấn đề marketing để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Bạn cần phải lựa chọn một mặt bằng sao cho phù hợp với đối tượng khách hàng. Tức là nếu kinh doanh văn phòng phẩm là đồ dùng cho học sinh sinh viên thì bạn nên thuê địa điểm gần trường học.
Nếu lựa chọn mặt bằng ở các khu gần các công ty lớn, khu dân cư, trường học thì chi phí thuê mặt bằng sẽ cao. Vì thế, bạn nên cân đối để giảm thiểu tối đa chi phí thuê. Không cần thiết phải thuê mặt bằng ở khu trung tâm nhưng nên ưu tiên những vị trí dễ nhìn thấy, dễ di chuyển để việc kinh doanh hiệu quả hơn.
Tập trung vào yếu tố marketing khi kinh doanh văn phòng phẩm
Dù bạn kinh doanh với quy mô nhỏ hay hơn thì marketing vẫn là một trong những yếu tố giúp bạn tiếp cận khách hàng hiệu quả nhất. Vấn đề cạnh tranh bằng công nghệ hiện nay rất quan trọng, đặc biệt là khi mô hình kinh doanh, bán hàng online, trực tiếp ngày càng phổ biến. Điều này rất cần thiết sẽ giúp bạn tiếp cận đa dạng nguồn khách hàng ở nhiều địa phương khác nhau.
Đây vô tình là thách thức lớn cho những ai không có kinh nghiệm, kiến thức trong vấn đề này. Nhưng đừng quá lo lắng, bạn có thể dễ dàng thuê đội ngũ marketing hỗ trợ mình tiếp cận với lượng khách hàng khổng lồ. Từ đó, sẽ giúp bạn gia tăng lợi thế cạnh tranh, bán hàng được nhiều hơn.
Cần chuẩn bị gì trước khi mở cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm
Nguồn vốn kinh doanh văn phòng phẩm
Có một lượng vốn hợp lý để đầu tư ban đầu sẽ giúp bạn dự trù rủi ro chưa có lợi nhuận vào giai đoạn đầu kinh doanh. Sẽ không có con số cụ thể nào cho việc nên chuẩn bị nguồn vốn là bao nhiêu. Điều này sẽ phụ thuộc vào quy mô kinh doanh và khả năng tài chính của bản thân.
Chẳng hạn, nếu bạn kinh doanh một cửa hàng nhỏ với diện tích 20 đến 40m2 thì số vốn nên rơi vào khoảng 70 đến 100 triệu. Còn nếu, cửa hàng của bạn có diện tích lên đến 100m2 thì số vốn nên từ 200 triệu trở lên. Thậm chí, con số có thể lên đến 2 tỷ đồng nếu bạn muốn kinh doanh dưới quy mô lớn dạng siêu thị văn phòng phẩm.
Ý tưởng kinh doanh văn phòng phẩm
Chúng tôi muốn nói đến ở đây không phải là điều gì quá to lớn. Mà đó là việc bạn lựa chọn những mặt hàng kinh doanh đa dạng, phong cách bày trí của cửa hàng sao cho tạo điểm nhấn. Hãy thực hiện những điều độc đáo để tạo sự khác biệt của bạn so với đối thủ cạnh tranh của mình.
Nguồn cung cấp văn phòng phẩm
Trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp văn phòng phẩm. Tuy nhiên rất khó để đảm bảo cửa hàng nào cũng cung cấp nguồn hàng chất lượng, uy tín, giá tốt. Vậy nên, lựa chọn nhà cung cấp hàng hóa chất lượng là vấn đề vô cùng quan trọng trong kinh doanh.
Bên cạnh việc chọn nhà cung cấp phù hợp bạn nên quan tâm đến quản lý nguồn hàng nhập kho một cách chặt chẽ. Điều này sẽ giúp tránh được những rủi ro về thất thoát hàng hóa không đáng có trong quá trình kinh doanh.
Chọn địa điểm cửa hàng
Nên chọn địa điểm bán hàng, kinh doanh văn phòng phẩm hợp lý nhất là gần trường học, các văn phòng làm việc hoặc các doanh nghiệp lớn. Nếu trường hợp cửa hàng của bạn ở gần trường học thì nên trang trí thật bắt mắt, hấp dẫn. Ngược lại, nếu đặt cạnh văn phòng, doanh nghiệp thì nên bày trí sao cho nhã nhặn nhất có thể.
Trang thiết bị cửa hàng
Các vật dụng để trưng bày hàng hóa nên được trang bị đầy đủ. Chẳng hạn như máy in hóa đơn, kệ tủ, bàn ghế, … Ngoài ra, cần đầu tư thêm máy in, máy photo để phục vụ cho nhu cầu in ấn tài liệu của khách hàng. Lưu ý rằng, vì có nhiều thứ cần phải trưng bày ở cửa hàng nên bạn cần phải chú ý để sắp xếp thật hợp lý và đẹp mắt.
Thuê nhân viên
Một cửa hàng với quy mô lớn thì bạn không thể tự mình quản lý mọi thứ tốt nhất. Đây là lý do mà bạn nên thuê thêm nhân viên bên ngoài để hỗ trợ mình. Ưu tiên chọn những người nhân viên nhanh nhẹn, chăm chỉ làm việc niềm nở khi phục vụ khách hàng.
Tạm kết
Như vậy, bài viết là những chia sẻ về rủi ro khi kinh doanh văn phòng phẩm mà nhiều người thường gặp phải. Hy vọng với bài viết chia sẻ của AnLocVietvn sẽ giúp cho bạn trong việc triển khai kế hoạch kinh doanh các mặt hàng văn phòng phẩm thành công.