Shopee 8.8

Sự phát triển của công nghệ, xu hướng mua sắm trực tuyến là những yếu tố góp phần cho sự bùng nổ của các sàn thương mại điện tử. Đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19, thói quen mua sắm của người tiêu dùng thay đổi rất nhiều khiến cuộc đua giữa các sàn thương mại điện tử diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết. “Cuộc đua đốt tiền” với những ưu đãi liên tục được tung ra, người tiêu dùng được hưởng lợi hơn bao giờ hết. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cuộc đua này trong bài viết sau đây.

Cuộc đua giữa những ông lớn

Cuộc đua "đốt tiền" của 4 đại gia thương mại điện tử tại Việt Nam
Cuộc đua “đốt tiền” của 4 đại gia thương mại điện tử tại Việt Nam

Kinh doanh trực tuyến có thể được coi là một trong số những ngành không bị ảnh hưởng, nếu không muốn nói là có tiềm năng phát triển, trong bối cảnh giãn cách xã hội do đại dịch. Các sàn thương mại điện tử với đặc điểm không tiếp xúc, mua bán trực tiếp vẫn hoạt động sôi nổi trong mùa dịch với số lượng khách ngày càng gia tăng. Các đơn vị kinh doanh kiểu truyền thống cũng đang dần tìm cách mở gian hàng trên các sàn thương mại điện tử để tăng cường kênh phân phối, đáp ứng được nhu cầu trong mùa dịch.

Ngành thương mại điện tử từ lâu đã được dự đoán sẽ là hình thức thương mại phổ biến, dần thay thế các hình thức truyền thống nhờ những ưu thế về công nghệ. Cuộc đua giữa các ông lớn sàn thương mại điện tử chính là minh chứng rõ ràng nhất cho xu hướng phát triển này. Số tiền đầu tư khổng lồ được đổ vào các sàn thương mại điện tử mà chưa dự kiến ngày kiếm lại khiến cuộc đua này được cho là “cuộc đua đốt tiền”. Không những thế, một số dự án phải ngừng cuộc đua do không thể bám trụ như adayroi, lotte.vn đã đóng cửa hồi năm 2019, Leflair hồi đầu năm 2020.

Báo cáo thường niên của VNG - hé lộ con số lỗ khổng lồ của trang thương mại điện tử này năm 2019 với gần 1.800 tỷ đồng
Báo cáo thường niên của VNG – một trong những cổ đông lớn nhất nắm 24% của Tiki – vừa hé lộ con số lỗ khổng lồ của trang thương mại điện tử này năm 2019 với gần 1.800 tỷ đồng.

Ở thị trường Việt Nam hiện nay, có rất nhiều các sàn thương mại điện tử với quy mô khác nhau, cung cấp các sản phẩm khác nhau phục vụ đa dạng nhu cầu của người tiêu dùng. Lazada, Shopee, Tiki, Sendo… là 4 cái tên mạnh nhất hiện nay xét đến thương hiệu, quy mô hoạt động và các thương vụ gọi vốn khủng.

Người tiêu dùng hưởng lợi

Người tiêu dùng được hưởng lợi khi cuộc chiến chưa kết thúc
Người tiêu dùng được hưởng lợi khi cuộc chiến chưa kết thúc

Trong giai đoạn khởi động của các sàn thương mại điện tử, điều quan trọng nhất là “giáo dục khách hàng” nhằm thay đổi thói quen tiêu dùng. Đây chính là khâu mất nhiều thời gian, tốn kém tiền bạc nhất. Vốn đầu tư đều được các sàn đổ vào công tác quảng bá, khuyến mãi, hậu mãi… nhằm mục tiêu thu hút khách hàng. Mỗi sàn lựa chọn cách thức quảng bá khác nhau, phù hợp với định hướng phát triển của mình. Tuy nhiên, điểm chung có thể thấy đó là các sàn cạnh tranh nhau bằng các chương trình ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn.

Người tiêu dùng chính là người được hưởng lợi cuối cùng từ cuộc đua này, khi các sàn liên tục mở rộng phạm vi kinh doanh, tung ra các chương trình khuyến mãi, ưu đãi hấp dẫn nhằm gia tăng tệp khách hàng. Dần dần, thói quen tiêu dùng của người dùng đã thay đổi, từ việc tham gia mua bán theo hình thức truyền thống, giờ đây, chỉ cần ở nhà, lướt web và click chuột để mua bán. Người dùng cũng có thể dễ dàng khảo sát, so sánh giá tại các sàn thương mại điện tử để đưa ra lựa chọn hợp lý nhất. Thói quen sử dụng tiền mặt cũng dần được thay thế bằng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt như thanh toán bằng tài khoản ngân hàng, sử dụng các ví điện tử như ví Bảo Kim, Momo, ZaloPay, …

Với thông tin về việc Amazon chuẩn bị gia nhập thị trường Việt Nam, hay Facebook dự kiến đưa sàn thương mại điện tử vào hoạt động hay thông tin Tiki và Sendo sẽ sáp nhập để tạo thành “kỳ lân” mới đối trọng với Lazada và Shopee?, có vẻ như cuộc đua sẽ diễn ra ngày càng sôi nổi và khốc liệt hơn bao giờ hết.