Shopee 8.8

Một mẫu CV xin việc được đánh giá là thành công khi bạn có thể để lại ấn tượng cho nhà tuyển dụng. Nó phải làm nổi bật được điểm mạnh, kĩ năng, tổng kết toàn bộ kinh nghiệm làm việc của bạn. Phải làm sao để nhà tuyển dụng lựa chọn ngay bạn cho công việc đó. Nhưng làm thế nào để viết được một CV ưng ý và chuyên nghiệp nhất. Hãy để TopReview.vn hướng dẫn bạn cách viết CV xin việc chuyên nghiệp. Bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

CV là gì?

CV là viết tắt của từ “Curriculum Vitae”. Về cơ bản, CV được hiểu là sơ yếu lý lịch. Đây là một bản tóm tắt những thông tin cơ bản về bạn. Từ trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, các kỹ năng liên quan tới công việc mà bạn muốn ứng tuyển.

Hướng-dẫn-cách-viết-CV-xin-việc-chuyên-nghiệp
Hướng-dẫn-cách-viết-CV-xin-việc-chuyên-nghiệp

Những gì không nên có trong CV xin việc

Lỗi chính tả

Nộp CV xin việc có lỗi chính tả là cách dễ nhất khiến bạn mất đi cơ hội với nhà tuyển dụng. Để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra bạn nên kiểm tra lại khi gửi CV đi. Hãy chắc chắn nó không phạm lỗi về chính tả hay ngữ pháp.

Hình ảnh, đồ họa

Bạn không cần thiết phải thêm hình ảnh minh họa vào trong CV của bạn. Những hình ảnh thường không được nhà tuyển dụng quan tâm cho lắm. Thậm chí, nó có thể bị lỗi đối với một số ứng dụng nộp CV online. Nếu có yêu cầu thì bạn với cần thêm vào, còn không bạn nên cân nhắc thật kỹ nhé.

Sử dụng nhiều phông chữ

Bạn cần nhớ luôn ưu tiên sử dụng loại phông chữ và định dạng dễ đọc. Điều này giúp nhà tuyển dụng xem xét hồ sơ của bạn một cách dễ dàng và dễ chịu hơn. Không ai có thời gian để tìm hiểu và đọc một bản CV rối mắt. Một số phông chữ thường được sử dụng như: Times New Roman, Calibri, Arial…

Chèn quá nhiều bảng

Một số phần mềm tuyển dụng và cả email sẽ không thể đọc được các bảng. Tốt nhất bạn chỉ nên định dạng bằng cách sử dụng các đoạn ngắt dòng hoặc định dạng đơn giản. Làm sao để bản CV ngắn gọn, rõ ràng nhất có thể.

Thông tin cá nhân

Thông tin cá nhân là phần quan trọng trong bản CV xin việc của bạn. Ở phần thông tin này bao gồm những nhiều nội dung. Đó là hình ảnh đại diện, địa chỉ email, số điện thoại, địa chỉ thường trú, họ tên, năm sinh…

Để thể hiện sự chuyên nghiệp trong danh mục này bạn nên

  • Viết họ và tên bằng chữ in hoa.
  • Hình ảnh đại diện phải là hình ảnh của chính mình. Tránh những hình ảnh mờ nhạt có chất lượng thấp.
  • Số điện thoại và địa chỉ email cần phải chính xác. Đây là những thông tin để nhà tuyển dụng dùng để liên lạc với bạn.
Thông tin cá nhân trong CV xin việc cần rõ ràng, ngắn gọn
Thông tin cá nhân trong CV xin việc cần rõ ràng, ngắn gọn

Một lưu ý nhỏ dành cho bạn là bạn nên chọn một email nghiêm túc. Ví dụ như nguyenvana@gmail.com hoặc một email tương tự kiểu như thế. Không nên sử dụng những email như deptraikhonglangnhang@… langtuvotinh@… Girlxinhvathongminh@… Những email như vậy sẽ gây mất thiện cảm ngay từ cái nhìn đầu tiên của nhà tuyển dụng. Họ sẽ cảm thấy bạn không nghiêm túc và thấy bị coi thường.

Mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp là phần giới thiệu của ứng viên về những định hướng, mong muốn trên con đường phát triển sự nghiệp. Đây là phần trong CV xin việc để nhà tuyển dụng xem xét bạn có phù hợp với công ty của họ không. Họ thường đánh giá cao những ứng viên biết lên kế hoạch. Nếu bạn có mục tiêu phấn đấu rõ ràng bạn sẽ thêm điểm cho mình. Xem thêm các mẫu mục tiêu nghề nghiệp hay tại GrowUpWork.

Mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc
Mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc

Bạn nên đề cập đến vị trí mong muốn ứng tuyển khi nộp hồ sơ đến. Bạn có thể chia mục tiêu ra làm hai phần. Mục tiêu ngắn hạn trong 1 đến 2 năm tới là gì. Mục tiêu dài hạn trong 5 năm nữa sẽ ra sao. Những nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn rất cao vì kỹ năng định hướng và có tầm nhìn xa trông rộng.

Bạn không nên viết những mục tiêu chung chung, không rõ ràng. Ví dụ như có thể học hỏi được nhiều điều. Nhà tuyển dụng một ngày nhận được cả trăm nghìn bản CV xin việc. Nếu bạn viết như vậy rất có thể hồ sơ của bạn sẽ bị trôi qua hoặc không được để ý đến.

Học vấn

Phần này trong CV xin việc bạn cần tóm tắt ngắn gọn về quá trình học tập của mình. Nó bao gồm thời điểm nhập học, thời điểm tốt nghiệp. Bạn cần viết rõ tên trường, chuyên ngành và điểm tốt nghiệp. Nếu có các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến vị trí ứng tuyển bạn nên cho vào. Việc này được nhà tuyển dụng để ý đến bạn hơn. Bạn không nên đưa quá trình học tập từ mầm non, cấp 1 hoặc cấp 2 vào.

Ngoài ra, bạn có thể viết điểm các môn chuyên ngành nếu cao và phù hợp với công việc ứng tuyển để gây ấn tượng. Khi viết về quá trình học tập, các bạn nên viết thêm thành tích trong học tập đạt được. Ví dụ như sau

  • Thủ khoa tốt nghiệp trường …
  • Học bổng của trường năm 2012, 2013, 2015 dành cho sinh viên đạt điểm số cao nhất khoa.
  • Giải nhất cuộc thi hùng biện toàn trường.

Kinh nghiệm làm việc

Phần kinh nghiệm trong Cv xin việc giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về kỹ năng của bạn. Bạn đã từng làm việc công ty nào, đảm nhận vị trí nào, trách nhiệm chuyên môn là gì ? Trong phần này bạn hãy mô tả ngắn gọn về công việc chính trước đây bạn từng làm. Đồng thời, đưa ra thành tích đạt được và kinh nghiệm đạt được trong quá trình làm việc. Đây là phần quan trọng nhất trong một đơn xin việc. Nhà tuyển dụng sẽ thông qua đây để quyết định bạn có phù hợp với công việc của họ không.

Kinh nghiệm làm việc trong CV
Kinh nghiệm làm việc trong CV

Bạn nên viết theo trình tự từ gần đến xa. Công việc đã làm cần viết chi tiết vì vị trí việc làm mỗi công ty sẽ có sự khác nhau. Chuyên viên Marketing ở công ty lớn sẽ làm rất nhiều việc. Từ khảo sát thị trường đến nghiên cứu sản phẩm. Còn chuyên viên Marketing ở các công ty vừa và nhỏ thì có khi chỉ là chạy sự kiện, chạy quảng cáo facebook. Bạn nên viết tầm 3 đến 4 chi tiết các bạn đã làm mà bạn thấy đáng giá nhất.

Kết quả đạt được bạn nên làm cụ thể để nhà tuyển dụng có thể hiểu được. Bạn không nên viết đem lại doanh số cho công ty. Thay vào đó hãy viết đem lại thêm 30 khách hàng cho công ty, đem về 10 triệu doanh số. Những con số sẽ thuyết phục được những nhà tuyển dụng khó tính nhất.

Kỹ năng (skill)

Kỹ năng trong CV bao gồm các kỹ năng công việc cũng như các điểm mạnh, điểm yếu của bạn. Phần này trong CV xin việc cũng được nhà tuyển dụng chú ý khá nhiều. Các kỹ năng công việc là các kỹ năng mà bạn đã có trong quá trình làm việc. Nếu bạn đã có kinh nghiệm làm việc thì bạn hãy liệt kê ở đây.

Bạn nên viết thêm về điểm mạnh, điểm yếu của mình. Về phần điểm yếu bạn có thể viết là “tham công, tiếc việc”, tính tình nóng nảy. Những điểm yếu không liên quan đến công việc mà bạn đang ứng tuyển. Bạn cũng cho thấy bạn muốn khắc phục những điểm yếu này để trở nên hoàn thiện hơn.

Bạn nên thêm các kỹ năng về ngoại ngữ hoặc tin học. Nếu có chứng chỉ hay giấy chứng nhận thì bạn hãy thêm vào. Bất cứ một thứ gì cụ thể và rõ ràng đều sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao.

Các hoạt động ngoại khóa

Nếu bạn mới ra trường hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm để viết vào CV xin việc thì mục hoạt động ngoại khóa càng quan trọng. Nó sẽ thể hiện sự năng động và tiềm năng của bạn như thế nào. Nhà tuyển dụng thường đánh giá cao những ứng viên năng nổ, nhiệt tình và giàu lòng nhân ái. Bạn hãy kể về các hoạt động ngoại khóa bạn thường tham gia khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Bạn nên kể về các hoạt động cộng đồng hay những chương trình tình nguyện bạn đã từng tham gia. Nếu có thể hay kể về vai trò của mình trong hoạt động đó. Bạn không nên nói quá nhiều về sở thích cá nhân của mình. Đó không phải là điều mà nhà tuyển dụng muốn biết.

Tổng kết

CV xin việc là phần không thể thiếu của bất kì ai trong quá trình ứng tuyển và tìm việc làm. Nó là bước đầu tiên để bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Đây sẽ là thứ giúp bạn có thể đạt được công việc mà bạn mơ ước. Bạn hãy bỏ ra một chút thời gian để đầu tư vào nó nhé. Hy vọng qua hướng dẫn cách viết CV xin việc chuyên nghiệp bạn đã có thể tạo cho mình được 1 bản CV. Chúc các bạn có được một công việc ưng ý.

Các bài viết liên quan