Shopee 8.8

Hiện nay, chúng ta đang chứng kiến những thay đổi lớn về công nghệ của toàn thế giới. Sự trỗi dậy của làn sóng robot, các thiết bị công nghệ điện tử đang dần dần thay thế con người ở nhiều công việc. Hãy cùng TopReview dự đoán xu hướng công nghệ thế giới năm 2020. Cùng chờ đợi có những thay đổi lớn nào nhé.

Xem thêm: Top 10 xu hướng công nghệ nổi bật nhất trong năm 2019

Máy tính lượng tử

Là một thiết bị tính toán sử dụng trực tiếp hiệu ứng của cơ học lượng tử. Cho phép thực hiện các phép toán trên cơ sở dữ liệu đưa vào.

Máy tính lượng tử là những Qubit vô số giá trị trong khoảng 0-1. Với hi vọng sẽ vượt mặt các loại máy tính truyền thống, khả năng tính toán vô hạn. Đó là những gì máy tính lượng tử hướng tới.

Máy tính lượng tử
Máy tính lượng tử

Cách hoạt động

Máy tính lượng tử được sử dụng trong những phép tính khổng lồ trong nháy mắt. Có thể ví như là tạo ra một lượng vô cùng lớn các số ngẫu nhiên. Đây là điều vô cùng quan trọng vì hầu hết hệ thống bảo mật máy tính hiện nay đều dựa trên bài toán N và NP. Trong đó, việc bẻ khóa chúng khó khăn và mất nhiều thời gian hơn là thuật toán tạo ra khóa bảo mật.

Chỉ cần số lượng các số ngẫu nhiên khổng lồ, hệ thống máy tính lượng tử nhanh chóng kiểm tra và bẻ khóa trong thời gian vô cùng ngắn.

Tuy nhiên, thế giới lượng tử có những quy luật hoạt động kỳ lạ. Rất khó khăn mới có thể kiểm soát chúng. Với lại, những bài toán thông thường, máy tính lượng tử lại làm rất chậm so với máy tính thường. Vì vậy, dù đã được công bố cách đây hơn 1 năm, nhưng vẫn cần có thời gian để các nhà khoa học nghiên cứu thêm. Với sự phát triển bùng nổ như hiện nay, rất có thể, xu hướng công nghệ thế giới 2020 đầu tiên chính là máy tính lượng tử.

Ưu thế lượng tử tối cao

Máy tính lượng tử đem đến nhiều ứng dụng hữu ích mà máy tính cổ điển không hay khó làm được. Đó là mật mã, mô phỏng, bảo mật… Một con chip được trang bị đầy đủ số Qubit có thể đạt được những mốc ưu thế lượng tử tối cao. Để sử dụng được bộ vi xử lý lượng tử cần phải dùng đến các tia laser làm bẫy. Để có thể đưa toàn bộ vật liệu con chip về mức -237 độ C. Nhưng độ chính xác của máy tính lượng tử dùng là rất cao, phải tuyệt đối đạt chuẩn. Chỉ một lỗi cơ bản nhỏ nhất cũng có thể biến nó trở thành vô dụng.

Không kiểm chứng được kết quả

Cho đến nay, để chứng minh máy tính lượng tử vượt trội vượt bậc so với máy tính cổ điển đang gặp nhiều khó khăn. Ví dụ như một bài toán máy tính cổ điển không làm được, cũng không ai chắc chắn được rằng kết quả máy tính lượng tử làm là đúng.

Hy vọng rằng, trong năm 2020, máy tính lượng tử có thể chứng minh được sức mạnh và giải quyết những khó khăn vướng phải. Để trở thành cỗ máy xu hướng của toàn thế giới.

Công nghệ 5G

Đây được gọi là thế hệ thứ 5 của mạng di động. Giúp cung cấp lượng lớn cơ sở hạ tầng cần thiết để truyền tải lượng lớn dữ liệu.

5G là cột mốc quan trọng đối với hầu hết các nhà mạng viễn thông khắp thế giới. Những trận chiến sản xuất thiết bị hỗ trợ 5G trở nên dữ dội, cam go hơn. Thời điểm hiện nay, rất nhiều đất nước trên thế giới đang gấp rút làm sao phủ sóng 5G nhanh nhất có thể.

Xu thế công nghệ thế giới 2020 phải kể đến mạng 5G
Xu thế công nghệ thế giới 2020 phải kể đến mạng 5G

Ưu điểm 5G so với công nghệ 4G

  • Tốc độ tối đa cao hơn.
  • Độ trễ thấp hơn.
  • Kết nối được nhiều thiết bị cùng lúc hơn.

Ứng dụng 5G phổ rộng khắp mọi thiết bị lĩnh vực. Nó không chỉ là mạng lưới dành riêng cho điện thoại và máy tính bảng, nó còn được ứng dụng vào đời sống hàng ngày.

Nền tảng công nghệ chủ đạo của 5G

Các trạm phát sóng cỡ nhỏ

Các trạm phát sóng luôn là điểm để các thiết bị mạng phải phụ thuộc vào. Mạng yếu hay mạnh đều dựa vào cự ly gần xa so với các trạm này. Tuy nhiên, 5G sẽ sử dụng các trạm phát sóng cở nhỏ để có thể đặt được nhiều vị trí khác nhau. Sẽ không bao lâu nữa, mạng 5G sẽ phủ sóng rộng khắp trên toàn mọi lãnh thổ. Những vị trí như là cột điện, đèn giao thông, nóc nhà cao tầng sẽ được tận dụng. Như vậy, mạng sẽ hoạt động ổn định và mạnh hơn.

Đặc biệt, mức tiêu thụ điện năng của các trạm phát sóng cỡ nhỏ sẽ ít hơn các trạm lớn. Chính vì vậy, việc lắp đặt và duy trì trong khoảng thời gian dài sẽ tiện lợi hơn nhiều. Các trạm này dễ dàng liên kết với nhau tạo thành mạng lưới bao phủ mọi nơi, nỗi lo mất sóng như trước đây cũng được đẩy lùi.

Sóng milimet

Tất cả các thiết bị điện tử hoạt động ở dải tần dưới 6GHz, vấn đề này gây ra sự quá tải và dẫn đến mất sóng thường xuyên. Vấn đề nan giải này đã được các nhà khoa học nghiên cứu và tạo ra các bước sóng ngắn hơn, chính là sóng milimet. Sóng này sẽ hoạt động trong dải tần số 30-300GHz, việc băng thông sẽ rộng rãi vì trước đây chưa bao giờ sử dụng bước sóng này.

Tuy nhiên, sóng milimet cũng có nhiều nhược điểm như dễ bị cây cối hấp thụ, không thể xuyên qua các tòa nhà, hay là mưa. Để đảm bảo sóng phủ rộng khắp và ổn định, số lượng khổng lồ các trạm phát sóng cỡ nhỏ phải được lắp đặt.

MIMO (Multiple-input Multiple-output) quy mô lớn

Tình trạng “tắc đường” do có quá nhiều thiết bị kết nối cùng một lúc bởi vì các trạm phát sóng 4G hỗ trợ 10-12 port cho ăng ten xử lý các tín hiệu viễn thông. Đến với 5G, tình trạng ấy sẽ không xảy ra nữa nhờ được hỗ trợ gấp 10 lần. MIMO quy mô lớn với 100 port hỗ trợ xử lý.

Beamforming

Với công nghệ Beamforming, trạm phát sóng sẽ xác định vị trí người dùng và truyền tín hiệu trực tiếp. Công nghệ này đã góp phần hạn chế sự cản trở giữa các sóng khác nhau và gây nhiễu lẫn nhau.

Full Duplex (Song công toàn phần)

Việc thu hay phát tín hiệu tại một thời điểm cố định thì các trạm phát sóng hiện nay chỉ có thể làm 1 việc 1 lúc. Nhưng với các trạm mới, những việc này sẽ được thực hiện song song. Giúp nâng cao tốc độ và hiệu quả của việc truyền dữ liệu.

Năm 2020, mạng 5G sẽ phủ sóng phổ biến hơn trên thế giới

Một số nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, Úc, Anh cùng một số nước Châu Âu khác đã được phủ sóng 5G năm 2019. Theo như dự kiến, nhiều nước trên thế giới cũng đã và đang bước vào đường đua công nghệ 5G. Trong năm 2020, mạng 5G sẽ được phủ khắp cả Nhật Bản, Nam Mỹ, Đông Nam Á.

Các nhà mạng đã được cấp giấy phép thử nghiệm công nghệ 5G ở những thành phố lớn. Nhưng với những tham vọng lớn hơn, Việt Nam còn muốn làm nhiều hơn thế. Nhiều doanh nghiệp đang lên kế hoạch nghiên cứu, sản xuất các con chip, thiết bị viễn thông 5G, IoT.

Công nghệ chuỗi khối (Blockchain)

Là công nghệ lưu trữ, truyền tải thông tin bằng các khối được liên kết với nhau. Nó được mở rộng theo thời gian.

Đằng sau nền tảng tiền điện tử chính là công nghệ chuỗi khối (Blockchain).

Blockchain là nền tảng tạo ra Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác
Blockchain là nền tảng tạo ra Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác

Những ngày đầu tiên

Ý tưởng công nghệ blockchain được ra đời từ năm 1991. Hệ thống này được bảo mật bằng mật mã để lưu trữ các văn bản được đánh dấu thời gian. Năm 1992, hệ thống này được thiết kế trở nên hiệu quả tiện lợi hơn bằng cách tập hợp vài văn bản thành 1 khối. Tuy nhiên, năm 2004, bản quyền của nó đã bị hết hạn.

Xem thêm: Công nghệ Blockchain đã làm thay đổi thế giới và Việt Nam như thế nào?

Proof Of Work (Bằng chứng công việc) Tái sử dụng

Năm 2004, RPoW được ra đời và được xem như là bước tiến đầu tiên cho lịch sử của đồng tiền điện tử. Hệ thống RPoW ( Proof Of Work) Tái sử dụng.

Mạng Bitcoin

Vào cuối năm 2008, Bitcoin được giới thiệu trong cuốn sách trắng về hệ thống tiền mặt điện tử. thay vì sử dụng 1 hàm tính toán dựa trên phần cứng như RPoW, tính năng chống chi tiêu 2 lần trong Bitcoin được cung cấp bởi hình thức mạng để xác thực và theo dỗi giao hàng.

Ethereum

Các ứng dụng chạy bên trong blockchain Ethereum được chế tạo và phát triển. Nó được biết đến như những ứng dụng phi tập trung. Đã có hàng trăm DApp đang chạy trên blockchain Ethereum. Ví dụ như các ứng dụng chơi bạc, nền tảng mạng truyền thông xã hội, và các sàn giao dịch tài chính.

Blockchain

Với sự phát triển công nghệ ngày nay, blockchain được ứng dụng trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Và 2020 chính là xu hướng công nghệ thế giới với ứng dụng blockchain. Để mọi việc, mọi giao dịch và công việc diễn ra thuận lợi hơn.

Có thể bạn thích: Những ứng dụng Blockchain nổi bật đang triển khai trong thực thế

Trí tuệ nhân tạo AI

Artificial intelligence (AI) là thành quả mô phỏng các quá trình trí tuệ của con người bằng máy móc, đặc biệt là các hệ thống máy tính.

Trí tuệ nhân tạo AI
Trí tuệ nhân tạo AI

Cuộc đua công nghệ

Trí tuệ nhân tạo AI ngày nay không còn quá xa lạ nữa. Nó được ứng dụng rộng rãi từ việc cứu người, giúp con người làm việc… Có những mối lo ngại rằng AI sẽ chiếm hết tất cả những công việc hiện tại của con người. Tuy nhiên, sự xuất hiện của AI chính là vị cứu tinh, là những người bạn đồng hành với con người. Chứ nó sẽ không dẫn đến chuyện mất việc làm như nhiều người lo ngại.

Bài viết liên quan: Một Số Artificial Intelligence Frameworks Và Thư Viện Cần Biết

Cuộc đua công nghệ ngày nay luôn gắn liền với trí tuệ nhân tạo. Cho nên, các nước trên toàn thế giới thi nhau phân tích, tìm hiểu và cải tạo nó được tốt hơn, ứng dụng vào cuộc sống đời thực nhiều hơn. Phải kể đến những thành tựu to lớn trong việc chế tạo thành công robot cứu nạn, robot chuẩn đoán ung thư chính xác hơn các bác sĩ giỏi…

Ứng dụng của AI

  • Mở khóa điện thoại của bạn bằng nhận diện khuôn mặt (Face ID): Bạn mở khóa bằng mật khẩu Face ID, thiết bị này sẽ sử dụng các thuật toán AI để kích hoạt chức năng đó.
  • Phương tiện truyền thông xã hội: Trên các ứng dụng như facebook nó sẽ lựa chọn những bài đăng nào phù hợp với bạn, có những đề xuất kết bạn…
  • Gửi email hoặc tin nhắn: bộ lọc thư rác, kiểm tra lỗi chính tả, hay cao hơn là phát hiện virus cũng cần nhờ đến AI.
  • Tìm kiếm trên Google: Nhờ vào AI, nó sẽ lọc ra những tin nào đúng với bạn đang cần tìm kiếm.
  • Trợ lý giọng nói kỹ thuật số: Đây là ứng dụng đang dần dần trở thành người dẫn đường không thể thiếu trong cuộc sống hiện nay.
  • Thiết bị nhà thông minh: Tủ lạnh thông minh, máy sưởi nhiệt thông minh,…
  • Di chuyển: Nó có thể cung cấp cho bạn những điều kiện thời tiết và giao thông… cho bạn có hành trình an toàn, hiệu quả.
  • Hệ thống ngân hàng: Nhứng ứng dụng bảo mật hay các ứng dụng khác trong ngân hàng cũng cần đến AI.
  • Robot cứu hộ cứu nạn, vào những nơi nguy hiểm, độc hại
  • Chữa bệnh, phát hiện bệnh tình…
  • Làm việc trong nhiều dây truyền sản xuất thay thế con người.

Thực tế ảo (VR và AR)

Là công nghệ giúp con người cảm nhận không gian mô phỏng được chân thực hơn.

Thực tế ảo VR và thực tế ảo tăng cường AR
Thực tế ảo VR và thực tế ảo tăng cường AR

So sánh AR và VR

AR hay còn gọi là thực tế ảo tăng cường. Nếu như những hình ảnh VR cung cấp hoàn toàn là do máy tính tạo ra, thì AR là những hình ảnh thật trước mắt, nó chỉ tăng cường và thêm 1 số chi tiết để thêm phong phú.

Thiết bị đi kèm của AR và VR cũng khác nhau. Với VR bạn luôn luôn phải cần đến chiếc kính đi kèm, và nó chỉ được ứng dụng trong các trò chơi giải trí, trải nghiệm. Nhưng với AR bạn chỉ cần 1 chiếc điện thoại là đủ. Hơn nữa AR cũng phổ biến hơn nhiều so với VR, bới vì VR phụ thuộc vào phần cứng và mong muốn trải nghiệm. Giá cả của những cái đó không hề rẻ chút nào.

Ứng dụng của AR và VR

Công nghệ VR

Để phát triển những sản phẩm thiên về giải trí thì công nghệ VR chiếm được lợi thế hơn. Công nghệ này giúp người dùng tách rời thực tế và ảo, lôi cuốn con người vào những gì nhà lập trình đã tạo ra.

Công nghệ VR còn được ứng dụng vào các dự án nhà đất. Các nhà đầu tư có thể mô phỏng hình ảnh ngôi nhà qua VR và cho khách hàng được trải nghiệm.

Công nghệ AR

Những trải nghiệm đời thực bằng thông tin ảo là những gì công nghệ AR hướng tới. Ví dụ như bạn có thể quét ngôi nhà nào đó, AR sẽ cho bạn biết lịch sử, chủ nhân của ngôi nhà đó. Trong các trò chơi, AR trở nên chân thực hơn. Bạn có thể dựa vào ngôi nhà của mình, bối cảnh xung quanh để chơi 1 trò chơi nào đó. Ví dụ như trò Pokemon Go đã làm mưa làm gió những năm trước.

Xem thêm: Unity đang xây dựng tương lai của mình trên VR, AR và AI như thế nào

Ở 2 công nghệ này đều có những ứng dụng rất riêng. Vì vậy, chúng không phải đối thủ mà là bạn đồng hành của nhau. Tuy hiện nay công nghệ AR được biết đên svaf phổ biến gần gũi hơn với nhiều người. Nhưng chắc chắn rằng không lâu nữa, VR cũng phát triển không kém AR hay những công nghệ khác hiện nay.

Lời kết

Trên đây là Top 5 xu hướng công nghệ thế giới năm 2020. Đó cũng chỉ là theo sự phỏng đoán của nhiều chuyên gia công nghệ. Mỗi ngày, thế giới đang chạy đua trên nhiều lĩnh vực, có những sự thay đổi khác nhau. Cho nên, những xu hướng trên đây có thể nó sẽ phát triển 1 cách rầm rộ. Hay có thể nó sẽ bị thế chỗ bởi những công nghệ đời mới khác, chuyên dụng và gần gũi hơn. Chúng ta hãy cùng chờ đón xem những thay đổi lớn nào sẽ diễn ra trong năm 2020 nhé!