Shopee 8.8

Nhật Bản luôn là một đất nước có nền văn hóa giáo dục và kinh tế cực kỳ vững mạnh mà bất cứ ai cũng phải ngưỡng mộ. Để đạt được sự phát triển đó, phải kể đến công lao lớn nhất của nền giáo dục. Chúng ta hãy cùng học hỏi 9 cách dạy con của người Nhật. Từ đó hãy biến hóa linh hoạt để dạy con một cách phù hợp nhất. Vì một tương lai tươi sáng sau này.

1. Trẻ em không cần phải quá thông minh

Trẻ em theo quan niệm của người Nhật thì không cần phải quá xuất sắc về trí tuệ. Cái cần thiết nhất của con người là phải có cốt cách tốt. Điều căn bản chúng ta thấy ở người Nhật là họ không áp đặt con cái nghe theo lời cha mẹ. Dù đứa con ấy nằm trong độ tuổi nào. Phụ huynh người Nhật rất đề cao sức sáng tạo của con. Họ hướng đến việc rèn luyện khả năng tư duy logic, phát huy trí tưởng tượng và não bộ của bé. Họ rèn luyện con thông qua các trò chơi vận động và trí tuệ.

Hãy để trẻ phát triển  đúng với độ tuổi của mình
Hãy để trẻ phát triển đúng với độ tuổi của mình.

Đặc biệt, họ không áp đặt thành tích học tập con phải noi theo, không so sánh giữa con mình với bạn bè. Người Nhật chú trọng vào sự rèn luyện nhân cách cho con từ nhỏ. Để con trở thành một người tốt, người có trách nhiệm với gia đình và xã hội.

2. Trẻ em không bao giờ để mình chết đói

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, cơ thể trẻ có thể tự cảm nhận được mức độ no và đói. Tùy theo thể trạng và khả năng hấp thụ mà mỗi trẻ có mức ăn khác nhau. Nhưng với nhiều người, họ thường so sánh con mình với những đứa trẻ khác và ép con ăn.

Việc ép con ăn quá mức sẽ khiến trẻ mất khả năng phân biệt cảm giác no đói. Từ đó nó càng ngày càng biếng ăn, thậm chí sợ ăn.

Ép con ăn gây nhiều cái bất lợi hơn chúng ta tưởng.
Ép con ăn gây nhiều cái bất lợi hơn chúng ta tưởng.

Người Nhật biết cách phân bố và sắp xếp các bữa ăn hợp lý để trẻ có hứng thú ăn uống. Họ luôn tôn trọng trẻ, khuyến khích một thói quen ăn uống lành mạnh. Để trẻ biết thưởng thức thức ăn là điều quan trọng nên hướng tới.

3. Ai cũng có thể bị bệnh bị ốm

Các bậc cha mẹ thường lo lắng một cách thái quá khi con mới bị cảm nhẹ. Hầu hết, những sự lo lắng thái quá đó lại không hợp lý, có thể dẫn đến những tác dụng phụ.

Khi con mới sốt nhẹ, hoặc mới ho được 1, 2 tiếng, nhiều người đã sốt sắng đi mua thuốc cho con. Hãy nên nhớ rằng, ốm là một phản ứng tự vệ của của cơ thể. Vì vậy, nếu cho con uống thuốc đúng lúc, từ đó làm các kháng thể của con không thể phát triển, con dễ phụ thuộc vào kháng sinh hơn.

Nhiều bà mẹ thường phản ứng thái quá khi con mới chớm ốm.
Nhiều bà mẹ thường phản ứng thái quá khi con mới chớm ốm.

Bậc phụ huynh ở Nhật thường bình tĩnh khi con ốm. Họ có thể kiểm soát trong mức độ có thể. Sau này, con sẽ có khả năng chống lại những tác động xấu, ít bị hiện tượng cảm vặt. Vì vậy, muốn con được khỏe mạnh, hãy cho con quyền được ốm.

4. Tránh hình thành thói quen xấu cho trẻ

Trong cách dạy con, người Nhật chú trọng việc kiểm soát hành vi, tránh hình thành thói quen xấu cho trẻ. Nếu trẻ sai lần đầu, họ sẽ tìm cách sửa sai đồng thời răn dạy trẻ không được tái phạm. Họ sẽ không trao đổi hay thỏa hiệp để tạo nên thói quen xấu ở trẻ. Đó là một trong những cách dạy con của người Nhật nhiều người nên học hỏi.

Nhiều ông bố bà mẹ thường cho con chơi điện thoại để có thể thoải mái làm việc.
Nhiều ông bố bà mẹ thường cho con chơi điện thoại để có thể thoải mái làm việc.

Ví dụ như khi con không nghe lời, người mẹ Việt thường hứa cho con đi chơi, mua kẹo, hay mở tivi cho con xem. Nhưng ở Nhật thì không, nếu con không nghe lời, họ cho con ở một góc riêng tự suy nghĩ, sau đó dạy trẻ nói xin lỗi. Từ đó giúp trẻ không có thói quen “ăn vạ” mà còn biết cách nói lời “xin lỗi”.

5. Không ép con học quá sớm, quá nhiều.

Giáo dục là cả một quá trình, cần phải sắp xếp các lộ trình cụ thể, phù hợp từng lứa tuổi. Hiện nay, ở Việt Nam đang có “trào lưu” cho con học thêm. Nếu thấy “con nhà người ta” đi học thêm, biết cái này cái kia, họ cũng bắt con đi học cho bằng được. Nhiều người cứ cho con đi học văn hóa rồi lại bắt con học các môn năng khiếu. Những đứa trẻ đó đã phải học rất sớm từ khi 3, 4 tuổi.

Nhưng làm như thế lại càng làm hại con, họ không cho con lựa chọn, bắt con phải biết trước tuổi. Nhưng họ đã bao giờ từng nghĩ con mình có thật sự hiểu.

Ở Nhật hay một số nước phương Tây phát triển, họ chú trọng đến việc đào tạo kỹ năng cho trẻ. Và việc hướng nghiệp cho trẻ hầu như là không có, mà đó hoàn toàn phụ thuộc vào lựa chọn của con. Đừng ép trẻ học, mà hãy để trẻ thích học.

Nhiều phụ huynh thường bắt con học thêm để bằng bạn bè
Nhiều phụ huynh thường bắt con học thêm để bằng bạn bè

6. Không phải cứ cái gì nguy hiểm là không cho trẻ con động vào.

Trẻ con rất tò mò. Chúng luôn muốn khám phá mọi thứ. Chúng ta càng ngăn cấm, chúng lại muốn làm cho bằng được. Vì thế, nếu thấy cái gì nguy hiểm, các ông bố bà mẹ tuyệt đối không cho con đến gần. Từ đó, nó không biết được tại sao nó nguy hiểm, nó nguy hiểm như thế nào. Cứ thế dần dần thôi thúc tính tò mò của nó dẫn đến việc nó sẽ làm trộm khi không có chúng ta.

Chúng ta hãy cho con trẻ biết trong phạm vi kiểm soát của mình. Để con hiểu rõ được, từ đó, nó biết được cách phòng tránh và giải quyết như thế nào khi không may đụng phải những cái nguy hiểm đó. Nhưng hãy nên nhớ rằng, chỉ cho con biết trong phạm vi mình quan sát được nhé.

Hãy luôn theo sát trẻ nhưng không nên nghiêm cấm con mọi thứ.
Hãy luôn theo sát trẻ nhưng không nên nghiêm cấm con mọi thứ.

7. Hãy để con tự trải nghiệm

Hãy cho con tự chơi nhiều trò chơi khác nhau. Nhưng hãy nhớ rằng, đừng bao giờ cho con biết trước kết quả. Như thế sẽ khiến con tò mò, hăng say hơn. Cảm giác chờ đợi và bất ngờ khi kết quả xảy ra, đó là một điều bất ngờ kỳ diệu.

Hãy để con tự làm mọi thứ, chúng ta không nên vạch ra con đường đi hãy chuẩn bị mọi thứ cho con. Chúng sẽ học được cách tự lập, khám phá ra điều mới mẻ. Dù có thất bại, chúng vẫn vui vẻ mà làm lại. Hãy để cho trẻ được làm sai, vì thà làm sai còn hơn không làm gì cả.

Con tự trải nghiệm cuộc sống theo cảm nhận riêng của con, đó là điều tốt nhất nên làm.
Con tự trải nghiệm cuộc sống theo cảm nhận riêng của con, đó là điều tốt nhất nên làm.

Hơn nữa, bằng cách mắc sai lầm. Chúng sẽ trưởng thành hơn, mạnh dạn hơn và biết đánh giá đúng bản thân mình. Cách dạy con của người Nhật cũng là cách dạy người lớn chúng ta nên biết như thế nào để tốt cho con.

8. Môi trường dạy con rất quan trọng

Khó có thể dạy dỗ con nên người trong một gia đình thường xuyên xảy ra xung đột. Không chỉ riêng gia đình, một trường học tốt, một xã hội văn minh giúp con phát triển tốt hơn. Dù ở bất cứ đâu, phụ huynh luôn muốn tạo môi trường tốt nhất cho con trưởng thành và phát triển.

Trẻ em như một tờ giấy trắng, chúng ta vẽ nên cái gì thì thành ra cái đó. Vì vậy, hãy cẩn trọng hơn trong việc dạy con. Nhưng cũng không được quá khắt khe khi nghiêm cấm con chơi cái này, chơi với bạn kia. Hãy đưa ra những lời khuyên bổ ích cho con thay vì lời chỉ trích. Ngoài ra, nên học cách làm bạn với con đó chính là phương châm tốt để hiểu được con.

Hãy lựa chọn và tạo ra một môi trường tốt nhất cho con phát triển
Hãy lựa chọn và tạo ra một môi trường tốt nhất cho con phát triển.

9. Không được đổ lỗi

Chúng ta thường mắc những sai lầm tưởng chừng vô hại nhưng thực chất nó đem đến hậu quả vô cùng lớn. Ví dụ như khi con đi vấp ngã cái ghế, điều đầu tiên mọi người thường làm là chạy đến ôm con và đánh cái ghế vì tội làm con đau. Lúc đó, tại sao chúng ta lại đổ lỗi cho cái ghế. Nó đứng yên, chính con bạn chạy nhảy không cẩn thận vấp vào nó mà.

Không nói cái nào xa lạ, ví dụ như chuyện cho trẻ đi tiêm. Có được bao nhiêu người bảo con nói lời cảm ơn bác sĩ. Thay vì dọa nạt nếu không nghe lời sẽ báo cho bác sĩ nghe, con khóc vì tiêm đau lại bảo để đó ba (mẹ) đánh bác sĩ cho. Như vậy, việc bác sĩ chữa khỏi bệnh cho con là sai sao?

Ở Nhật, tính kỷ luật của họ rất cao. Vì sao? Chỉ là từ bé họ đã được học cách cúi đầu xin lỗi khi phạm lỗi lầm, cảm ơn khi mình được giúp đỡ. Hãy dừng ngay việc đổ lỗi mà dạy con mình biết xin lỗi, cảm ơn để sau này, nó là người có trách nhiệm với xã hội.

Người lớn hãy làm mẫu để con noi theo.
Người lớn hãy làm mẫu để con noi theo.

10. Hãy dành thời gian cho con

Có thêm thời gian với những người yêu quý là mong muốn của tất cả chúng ta. Riêng với trẻ em, chúng luôn muốn bố mẹ bên cạnh nhiều hơn. Nhưng với thời điểm hiện nay, các bậc cha mẹ thường bị cuốn vào guồng xích công việc, sau đó là những thiết bị công nghệ. Đó chính là hiện tượng khiến chúng ta càng xa con cái của mình.

Chúng cần vỗ về, an ủi. Chúng muốn có người vui chơi cùng. Hay chỉ là cuộc nói chuyện như những người bạn “trẻ con”. Sao không dành những thời gian rảnh ấy làm mọi việc khi còn có thể. Đừng để chúng ta xa con khi đã muộn, hối hận liệu có kịp không.

Vui chơi cùng con giúp con cảm nhận được tình yêu thương của gia đình.
Vui chơi cùng con giúp con cảm nhận được tình yêu thương của gia đình.

Việc vui chơi cùng con, giúp vun đắp tình cảm gia đình, để con cảm nhận được sự yêu thương của cha mẹ. Hơn nữa, theo sự nghiên cứu của các nhà khoa học, con được vui chơi với bố mẹ nhiều, chỉ số IQ của con cũng tăng theo.

Hãy vì tương lai con trẻ, dạy con đúng cách là một điều không hề dễ dàng, nhưng nó không quá khó nếu chúng ta để ý và cố gắng. Trên đây là 10 cách dạy con của người Nhật, chúng ta hãy áp dụng một cách linh hoạt, đừng máy móc quá để đạt được những thành quả tốt nhất.