Shopee 8.8

Bạn thức dậy lúc 6h, sau khi vệ sinh cá nhân và ăn sáng thì đi làm lúc 7h. Ngồi làm việc tại văn phòng 8 tiếng đồng hồ. Có khi nào bạn cảm thấy những hành động lặp đi lặp lại ấy trở nên vô cùng nhàm chán? Vậy thì mình sẽ bật mí cho các bạn cuốn sách Sức mạnh của thói quen.

Những ý tưởng thú vị, nghiên cứu ấn tượng, phân tích thông minh và lời khuyên thiết thực sẽ thu hút bạn ngay từ những trang sách đầu tiên.

#1. Giới thiệu sách Sức mạnh của thói quen

Sức mạnh của thói quen sẽ giải thích tầm quan trọng của những thói quen hàng ngày từ những việc nhỏ nhặt như đánh răng, tập thể dục cho đến lý do tại sao ta lại có thói quen này. Thật thú vị đúng không ạ?

Các nghiên cứu và những câu chuyện trong Sức mạnh của thói quen cho ta biết những mẹo để thay đổi thói quen cá nhân hoặc thói quen theo tổ chức. Đây là cuốn sách nằm trong danh sách bán chạy nhất của New York Times 60 tuần.

Sức mạnh của thói quen
Sức mạnh của thói quen

#2. Ai nên đọc cuốn sách này?

  • Ai muốn bắt đầu có những thói quen tốt như tập thể dục thường xuyên. Hoặc bỏ một thói quen xấu như thường xuyên ăn thức ăn nhanh.
  • Bất cứ ai quan tâm đến việc xu hướng hình thành thói quen bị thao túng bởi một tổ chức.

#3. Về tác giả Charles Duhigg

Charles Duhigg từng là phóng viên của tờ tạp chí The Los Angeles Times. Đến năm 2006, ông chuyển sang làm báo cho tờ The New York Times.

Sức mạnh của thói quen
Charles Duhigg – tác giả Sức mạnh của thói quen

Ông đã giành được nhiều giải thưởng và xuất hiện trên các chương trình truyền hình như Frontline và News Hour với Jim Lehrer.

#4. Nội dung sách

Thói quen là những vòng lặp gợi ý – hoạt động – khen thưởng đơn giản mà tiết kiệm công sức và khả năng chịu đựng

Nghiên cứu cho thấy rằng, não của chúng ta luôn tìm cách để tiết kiệm năng lượng. Vì thế mà thói quen đã được hình thành do sự lười biếng ấy. Nghiên cứu cho thấy rằng có đến 40% các hành động mà bạn thực hiện hàng ngày đều dựa vào thói quen mà không phải dựa trên  những quyết định có ý thức.

Mỗi thói quen được hình thành là một chuỗi ba giai đoạn:

  • Giai đoạn đầu tiên: bị tác động bởi một yếu tố bên ngoài. Ví dụ như đồng hồ báo thức của bạn đổ chuông. Lúc này não của bạn bị tác động bởi chiếc đồng hồ báo thức ấy và bạn sẽ thức dậy.
  • Giai đoạn thứ hai: dần trở thành 1 công việc phải làm hàng ngày. Ví dụ khi bạn đi vào phòng tắm và đánh răng, bộ não của bạn gần như là không suy nghĩ gì và như một chiếc máy lái tự động.
  • Giai đoạn cuối cùng: hình thành thói quen.
Sức mạnh của thói quen
Hình thành thói quen viết nhật ký sẽ đem lại cho bạn rất nhiều lợi ích

Thói quen có thể phục hồi sau khi bạn đã bỏ được nó. Trong một vài trường hợp, nếu não của bạn bị tổn thương nghiêm trọng đến mức thậm chí không thể nhớ nổi nơi mình từng sống, mình là ai. Nhưng bạn vẫn có thể hoạt động theo những thói quen cũ và thành lập những thói quen mới. Điều này cho thấy bộ não của bạn có thể hoạt động bình thường ngay cả khi phần còn lại của bộ não bị hư hỏng.

Tuy nhiên, với khả năng phục hồi như vậy. Bạn sẽ không thể hoàn toàn bỏ được một thói quen xấu. Ví dụ như bạn bỏ hút thuốc lá, thì vẫn có nguy cơ tái phát.

Xem thêm: Review sách cứ đi rồi sẽ đến

Thói quen được hình thành do bản thân mong muốn đạt được điều đó

Giả sử, mỗi buổi chiều bạn đều mua và ăn chiếc bánh quy socola tại quán café gần nơi làm việc của bạn. Bạn xem đó là phần thưởng cho một ngày làm việc vất vả của mình.

Thật không may, cân nặng của bạn bắt đầu tăng lên, vì vậy bạn quyết định từ bỏ thói quen này. Nhưng bạn có làm được điều này vào buổi chiều đầu tiên, khi đi ngang qua quán café đó? Tôi tin chắc rằng, bạn sẽ ăn thêm một cái bánh quy nữa thôi, đúng không nào?

Sức mạnh của thói quen
Hình thành thói quen đọc sách

Từ bỏ một thói quen xấu là rất khó, bởi vì bạn thường có sự thèm muốn cho cái kết quả đạt được. Những nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng một khi chúng đã quen dần với một thói quen nào đó. Bộ não của chúng bắt đầu dự đoán các phần thưởng trước khi chúng nhận được nó. Và nếu chúng không nhận được phần thưởng như chúng dự đoán, chúng sẽ thất vọng và rầu rĩ.

Sự ham muốn cũng có hiệu nghiệm với những thói quen tốt. Ví dụ như những người tập thể dục thường xuyên luôn có cảm giác có gì đó đang thúc dục họ việc tập thể dục. Như có một cái gì đó đang hối thúc trong não của họ, cảm giác phải hoàn thành cho xong công việc ấy.

Các công ty và các nhà quảng cáo đã nắm bắt được tâm lý này của khách hàng. Nên họ làm rất tốt trong việc hiểu và tạo cảm giác thèm muốn như vậy đối với người tiêu dùng.

Sức mạnh của thói quen
Hình thành thói quen làm việc nhóm

Ví dụ như Claude Hopkins – người đàn ông đã biến kem đánh răng Pepsodent trở nên phổ biến. Trong khi vô số loại kem đánh răng khác đã thất bại. Ông đã tạo ra một sự thèm muốn, cụ thể đó là cảm giác mát lạnh, ngày nay là yếu tố cơ bản của mọi loại kem đánh răng. 

Xem thêm: Nhà Giả Kim – một cuốn sách có thể làm thay đổi cuộc đời bạn

Để thay đổi một thói quen, bạn hãy thay thế các hành động thường ngày bằng một hành động khác, và tin tưởng sự thay đổi của mình.

Đây là nguyên tắc vàng của việc thay đổi một thói quen nào đó. Đừng cưỡng lại ham muốn, hãy chuyển hướng nó.

Theo nghiên cứu, Alocoholics Anonymous (AA) đã giúp khoảng mười triệu người nghiện rượu đạt được sự tỉnh táo. Đối với dân nghiện rượu, họ nghiện là do họ muốn tạo được cảm giác thư giãn. Vậy thì thay vì thư giãn bằng rượu, ta hãy thư giãn bằng cách khác. Ví dụ như thay vì bạn đi uống rượu, bạn sẽ đến cuộc họp và gặp các nhà tài trợ, điều này sẽ kích thích bạn hơn việc đi uống rượu đúng không nào?

Sức mạnh của thói quen
Hình thành sự ngăn nắp

Tuy nhiên, với những hoàn cảnh căng thẳng có thể gây tái phát. Giả sử một bợm nhậu đã hồi phục lấy lại được sự tỉnh táo. Nhưng khi biết vợ mình ngoại tình, anh ta sẽ bỏ công việc mà đi đến một quán bar. Sau đó, thể nào anh ấy cũng say khướt trong hai năm tiếp theo cho mà xem.

Bạn có thể thay đổi nếu tập trung vào những thói quen mang yếu tố quyết định và đạt được chiến thắng

Cựu quan chức chính phủ Paul O’Neil trở thành giám đốc điều hành của công ty nhôm Alcoa. Công ty này vốn đang đứng trước bờ vực, nhà đầu tư tỏ ra nghi ngờ O’Neil. Sau đó, ông tuyên bố sẽ ưu tiên hình thành một quy trình sản xuất an toàn ở công ty. Một nhà đầu tư ngay lập tức nói ông là một kẻ lập dị điên rồ, và ông sẽ giết chết công ty.

Sức mạnh của thói quen
Hình thành thói quen tiết kiệm là điểm rất quan trọng

Nhưng O’Neil đã xoay chuyển tình thế của Alcoa, tăng thu nhập hàng năm lên gấp 5 lần. Ông ấy hiểu được rằng, muốn thay đổi Alcoa, ông phải thay đổi thói quen của mình.

Ông đặt sự an toàn lao động là trên hết. O’Neil buộc nhân viên của ông phải suy nghĩ làm thế nào để các quy trình sản xuất trở nên an toàn hơn. Và làm thế nào để ông có thể thông báo những thông tin quan trọng đến với tất cả mọi người nhanh nhất. Kết quả cuối cùng là một cách sắp xếp vô cùng hợp lý, vì vậy mà tổ chức sản xuất có lợi nhuận.

Tuy nhiên, không phải thói quen nào cũng tốt. Một số thói quen có thể xem là thói quen chủ chốt, quan trọng hơn những thói quen khác.

Theo nghiên cứu, các bác sĩ đã từng rất khó khăn trong việc khiến những người béo phì thay đổi lối sống. Nhưng khi bệnh nhân tập trung thiết lập một thói quen khác như việc tập thể dục, thì những thói quen tích cực cũng bắt đầu được thành lập.

Sức mạnh của thói quen
Hình thánh thói quen ghi chú những việc đã làm

Lý do để tạo ra một thói quen là do nó đem lại một vài cảm giác chiến thắng nho nhỏ, có nghĩa là đạt được thành công ban đầu kha khá. Thay đổi được những thói quen xấu thành thói quen tốt sẽ giúp bạn thay đổi được những mặt khác trong cuộc sống trở nên tích cực hơn.

Xem thêm: Đắc Nhân Tâm – Tác phẩm hay nhất mọi thời đại

#5. Review của độc giả

Bạn Trần Dinh An cho biết ” Tôi nghiện game hơn 10 năm nay, tôi cố gắng bỏ nhiều lần nhưng thói quen này quay lại thường xuyên. Tôi tìm kiếm các quyển sách có thể giúp mình với các từ khóa như: kỹ luật cá nhân, ý chí..vv…Nhưng không tìm thấy. Tới khi search bằng tiếng Anh thì ra một danh sách dài, và đây là cuốn nằm ở đầu danh sách.
Nội dung quyển sách thật sự trên cả tuyệt vời, không những giúp tôi tìm ra giải pháp để cai nghiện game mà còn hình thành ý tưởng tạo một vài thói quen mới.
Tuy nhiên, phần dịch thật sự đã khiến cuốn sách không hoàn hảo.
Dịch giả rõ ràng đã sai một số cặp từ giống nhau như: Major (thiếu tá) và Mayor (thị trưởng) trong phần nói về viên thiếu tá tại Kufa, Thin (mỏng) và Thick (dày) trong phần nói về sách chiến thuật của các huấn luyện viên bóng bầu dục…vv…
Bạn ấy cũng dịch rất thiếu tinh tế một số từ như:
12 ông tổ truyền đạo” thay vì “12 tông đồ”, “sắp qua đời” thay vì “đang hấp hối” (bối cảnh của Travis lúc đó, dùng từ “sắp qua đời hoàn toàn bất hợp lý)
Bạn cũng thường xuyên dịch sai từ “We” khi dùng “chúng tôi” trong ngữ cảnh đáng lẽ nên dùng “chúng ta”
Các lỗi nêu trên nhìn chung có thể đoán được và chấp nhận được. Nhưng bên cạnh đó, nhiều phần dịch tối nghĩa như: đoạn hội thoại của các thành viên trong nhóm Stimson, đoạn hội thội của Dungy với Brooks (sau đoạn này thì tần suất tối nghĩa cứ tăng dần lên khiến tôi không muốn liệt kê nữa)…vvv….
Thông qua các chương đầu, tôi khá chắc chắn rằng tác giả viết rất cảm xúc vày rung động về những câu chuyện, những nhân vật mà ông đưa vào sách. Nhưng phần dịch, vô hình chung, đã làm giảm những trải nghiệm này khi đọc. Nó hoàn toàn không ảnh hưởng tới nội dung chính của quyển sách, nhưng không thể thể hiện được phần nghệ thuật nhất, văn học nhất mà quyển sách này đem lại, mặc dù đây là quyển sách thiên về rèn luyện bản thân.
Tôi không cho là dịch một tác phẩm là việc đơn giản. Nhưng hy vọng những góp ý nhỏ này có thể giúp dịch giả hoàn thiện hơn quyển sách! Đây là một quyển sách hay và cần thiết, chính bạn đã góp phần đưa nó đến bạn đọc Việt Nam, hãy tự hào vì điều đó và tôi cảm ơn bạn rất nhiều!

Sức mạnh của thói quen
Review của bạn Tran Dinh An

Nội dung của cuốn sách được review khá tốt nhưng có lẽ phần dịch thuật chưa ăn ý lắm.

Bạn Nguyen Ly Ai Vy cho rằng “Sách viết dựa trên các nghiên cứu khoa học để từ đó đưa ra cách thức hoạt động của thói quen con người, cơ cấu hoạt động để từ đó giúp người đọc hiểu rõ & tự tạo thói quen tốt cho mình hoặc thay đổi thói quen xấu.
Bố cục sách chặt chẽ, logic tuy nhiên vì đưa ra nhiều nghiên cứu nên đôi lúc đọc hơi hoang mang. Ví dụ tác giả đưa ra 3 bước để hình thành thói quen nhưng dựa trên nghiên cứu 1 thì chỉ thấy 2 bước đầu, để biết được bước thứ 3 phải đọc tiếp qua 1 nghiên cứu khác nên đôi lúc khiến người đọc quên mất phần nội dụng cốt lõi đã đọc trước đó.
Nếu sách có thêm phần tóm tắt ở mỗi cuối chương thì sẽ tiện hơn cho người đọc cũng như ghi nhớ. Như đã nói ở trên, tác giả không đưa ra 1 cách thức để tạo ra 1 thói quen cụ thể nào mà chỉ đưa ra cách thức hình thành thói quen tổng quát của con người, việc vận dung để tạo thành thói quen là dựa trên sự đúc kết & hành động của mỗi người sau khi đọc và hiểu sách này.

Sức mạnh của thói quen
Review sách “Sức mạnh của thói quen” của bạn Nguyen Ly Ai Vy

Bạn Phương Thảo cho rằng đây là một cuốn sách đáng đọc “Với ngôn từ dễ hiểu, cuốn sách giải thích một cách khoa học nhưng cũng rất đơn giản về cách hình thành thói quen và nguyên lý hoạt động của nó. Bên cạnh đó, những ví dụ được đưa ra rất sinh động, gây hứng thú cho người đọc. Tuy nhiên mình thấy “Vòng lặp thói quen” được lặp đi lặp lại hơi nhiều, dù biết rằng tác giả muốn nhấn mạnh về vòng lặp này, nhưng việc đưa ra một cách quá liên tục khiến đôc giả bị ngợp.
Nếu bạn đang muốn hình thành những thói quen mới, vất vả tìm cách gạt bỏ những thói quen xấu xí thì đây là một cuốn sách không thể thiếu trong quá trình bạn thực hiện ý định của mình.

Sức mạnh của thói quen
Review của bạn Phương Thảo

Một số review của những độc giả khác

Sức mạnh của thói quen
Review của độc giả về sách Sức mạnh của thói quen

Bạn Nghiêm Thế Vĩnh bình luận “Ai trong chúng ta cũng đều có những thói quen. Và chúng ta để nó hiện hữu như một điều hiển nhiên trong cuộc sống của mình. Chúng ta không hề biết rằng, nó có một sức mạnh khủng khiếp. Nhưng thói uen mang lại hiêu quả tốt xấu như thế nào còn phụ thuộc bản chất và hành vi của từng người. Thông qua tác phẩm, chúng ta biết được ảnh hưởng của một số thói quen đến chính mình, và điều quan trọng hơn, chúng ta biết được giá tri và sức mạnh vô hình của nó để tạo động lực cho bản thân điều chỉnh theo một hướng tích cực hơn.

Bạn Thuy M bình luậnĐây không chỉ là cuốn sách mà Business Insider khuyên đọc mà còn là cuốn sách mà rất nhiều tỉ phú nổi tiếng đã từng đọc từ khi họ còn rất trẻ. Thiết nghĩ thói quen cũng làm nên cuộc đời mỗi người, có những điều đơn giản diễn ra hằng ngày xung quanh bản thân mà ta không để ý đến. Tất cả những điều đó đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống mỗi người.
Chính vì vậy, cuốn sách này cho ta nhìn nhận lại bản thân, những thói quen mà ta cần thay đổi để trở nên tốt hơn, ít ra là chiến thắng chính bản thân mình.

Sức mạnh của thói quen
Review của bạn Nghiên Thế Vĩnh và bạn Thuy M

Theo như review của độc giả, thì nhìn chung đây là một cuốn sách có nội dung hay. Nhưng phần dịch thuật lại chưa được tốt lắm khiến có phần khó hiểu khi đọc. Tuy nhiên, không thể phủ nhận được nội dung quá tuyệt vời mà cuốn sách này mang lại đúng không ạ? Vậy còn chờ gì nữa, hãy click vào đây để sở hữu ngay một cuốn Sức mạnh của thói quen đi nào. Chúc các bạn thành công!