Shopee 8.8

Năm 2019 đã kết thúc, hãy cùng TopReview.vn điểm lại Top 10 sự kiện khoa học công nghệ của thế giới nổi bật năm vừa qua. Đây là những sự kiện được cả thế giới quan tâm đến. Nó có ảnh hưởng một phần nào đó đến cuộc sống của chúng ta. Cùng theo dõi bài viết sau đây nhé!

1/ Huawei bị Mỹ cấm vận

Huawei bị Mỹ cấm vận là sự kiện khoa học công nghệ đáng chú ý năm 2019. Nhà Trắng đã đưa Huawei vào danh sách đen từ tháng 5/2019. Đây là một tiền lệ nguy hiểm. Nó có thể gây thiệt hại đến cả tỷ người dùng. Sắc lệnh cấm các hãng Mỹ kinh doanh với Huawei là một phần trong cuộc chiến rộng hơn giữa Mỹ và Huawei. Phía Mỹ ngăn chặn hãng sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới vì những quan ngại an ninh. Huawei liên tiếp phủ nhận các cáo buộc rằng sử dụng sản phẩm của hãng sẽ dẫn đến rủi ro về an ninh. Họ nói hãng của họ là độc lập với chính phủ Trung Quốc.

Sự kiện về khoa học công nghệ nổi bật 2019
Sự kiện về khoa học công nghệ nổi bật 2019

Huawei là hãng sản xuất điện thoại thông minh đứng thứ hai trên thế giới. Khách hàng của họ có mặt trên 170 Quốc gia khác nhau. Việc ngăn cản các công ty Mỹ giao dịch với Huawei, chính phủ Mỹ đã trực tiếp làm hại hơn 1200 công ty Mỹ. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hàng chục ngàn việc làm Mỹ.

Mỹ và Trung Quốc đã vướng vào cuộc chiến thương mại căng thẳng kéo dài suốt một năm qua. Huawei rơi vào thế bị mắc kẹt ở giữa. Trong bối cảnh này, Huawei trở thành “quân bài” mặc cả quan trọng. Sự kiện khoa học công nghệ này được rất nhiều người quan tâm.

2/ Thế giới chào đón công nghệ 5G

5G – thế hệ mạng di động thứ 5 hoặc hệ thống không dây thứ 5. Đây là thế hệ tiếp theo của công nghệ truyền thông di động sau thế hệ 4G. Nó hoạt động ở các băng tần 28, 38, và 60 GHz. Mạng 5G được xem là chìa khóa để đi vào thế giới mạng lưới vạn vật kết nối Internet. Trong đó các bộ cảm biến là những yếu tố quan trọng để trích xuất dữ liệu. Hàng tỷ bộ cảm biến sẽ được tích hợp vào các thiết bị gia dụng. Hệ thống an ninh, thiết bị theo dõi sức khỏe, khóa cửa, xe hơi và thiết bị đeo. Mạng 5G được tung ra vào năm 2020 để đáp ứng nhu cầu kinh doanh và người tiêu dùng.

Mạng 5G - sự kiện khoa học công nghệ được chờ đón
Mạng 5G – sự kiện khoa học công nghệ được chờ đón

5G sẽ có tốc độ nhanh hơn gấp khoảng 10 lần so với thế hệ 4G hiện nay. Nó giúp mở ra nhiều khả năng mới và hấp dẫn. Việc video call sẽ được cải thiện đáng kể. Thông qua đó hình ảnh được truyền tải sẽ mượt mà hơn rất nhiều. Thậm chí với công nghệ 5G các bác sỹ có thể phẫu thuật từ xa. Điều này đã và đang được thử nghiệm trong lĩnh vực y khoa.

Các nhà cung cấp dịch vụ trên thế giới đang thiết lập nền tảng 5G gấp rút. Họ triển khai hệ thống mạng không dây nhanh hơn và rộng hơn. Nhiều ngành công nghiệp sẽ hưởng lợi từ tốc độ kết nối nhanh hơn như công nghệ thực tế ảo. Máy bay không người lái, xe tự lái và những chiếc smartphone hỗ trợ 5G. Tuy nhiên, sự phủ sóng của 5G sẽ không có nghĩa gì nếu như thiết bị của bạn không được tích hợp công nghệ trên. Đây chắc chắn là sự kiện về khoa học công nghệ đáng được chờ đón.

3/ Israel, Ấn Độ đổ bộ Mặt Trăng thất bại

Năm 2019, Israel và Ấn Độ đã tiến rất gần tới mục tiêu trở thành quốc gia thứ tư trên thế giới sau Mỹ, Liên Xô và Trung Quốc có tàu đổ bộ hạ cánh thành công xuống bề mặt Mặt Trăng. Tuy nhiên, nỗ lực của cả hai quốc gia đều thất bại đầy tiếc nuối do những trục trặc xảy ra vào phút chót.

Israel: Ngày 11/4, lỗi động cơ chính khiến tàu không gian Beresheet của Israel bị mất kiểm soát và đâm xuống Mặt Trăng khi chỉ còn cách bề mặt 15 km. Chỉ số đo từ xa cuối cùng chỉ ra rằng ở độ cao 150 m, tàu vẫn di chuyển với tốc độ hơn 500 km trên giờ.

Tàu vũ trụ Beresheet của Israel thất bại khi hạ cánh xuống Mặt trăng
Tàu vũ trụ Beresheet của Israel thất bại khi hạ cánh xuống Mặt trăng

Ấn độ: Với tàu đổ bộ tên Vikram, ngày 6/9 nó cũng chung số phận khi bất ngờ mất liên lạc với Trái Đất ở khi đang hạ cánh ở khoảng cách 2,1 km với bề mặt Mặt Trăng. Địa điểm va chạm và các mảnh vỡ của con tàu đã được tìm thấy bởi Tàu quỹ đạo Trinh sát Mặt trăng (LRO) của NASA tháng 12.

Tàu đổ bộ Mặt Trăng Vikram của Ấn Độ được cho là mất tích sau khi đổ bộ mặt trăng thất bại
Tàu đổ bộ Mặt Trăng Vikram của Ấn Độ được cho là mất tích sau khi đổ bộ mặt trăng thất bại

Trong khi đó tàu thăm dò Hằng Nga 4 của Trung Quốc đã đáp thành công xuống vùng tối trũng Nam Cực – Aitken trên Mặt Trăng hôm 3/1/2019 và gửi bức ảnh đầu tiên chụp cận cảnh phần tối của Mặt Trăng về trái đất. Các nhà nghiên cứu cho rằng vùng trũng Aitken là kết quả của vụ va chạm lớn với thiên thạch khi Mặt Trăng mới hình thành. Vụ va chạm này có thể làm bắn ra vật liệu từ lõi Mặt Trăng.

4/ Ra đời MC bằng AI đầu tiên trên thế giới

Đài truyền hình Trung Quốc giới thiệu nữ MC bằng AI đầu tiên trên thế giới vào năm 2019. Tân Hoa Xã cho biết các MC AI có thể làm việc 24 giờ một ngày. Việc này giúp giảm chi phí sản xuất tin tức và nâng cao hiệu quả. Cô MC có tên là Xin Xiao meng. Người dẫn chương trình với trí tuệ nhân tạo được tạo dựng thành mô hình kỹ thuật số. Nó dựa trên hình ảnh của một phát thanh viên. Sau đó sử dụng kĩ xảo máy tính để hoạt họa khẩu hình, biểu cảm khuôn mặt như người thật. Việc cho ra đời MC bằng AI đầu tiên trên thế giới đánh dấu một bước tiến mới trong khoa học công nghệ

MC AI đầu tiên trên thế giới

MC Xiao meng được giao nhiệm vụ đọc các báo cáo tin tức về các phiên họp quốc hội thường niên. Cô cũng đảm nhận các thông tin chính sự quan trọng khác. MC là nữ vì giọng nữ được xử lý bởi vùng não chuyên biệt về âm thanh. Tiếng nói của họ được thu nhận dễ dàng hơn. Trung Quốc từ lâu không giấu giếm tham vọng dẫn đầu thế giới trong công nghệ trí tuệ nhân tạo. Đặc biệt người Trung Quốc cũng thích nghi khá nhanh với AI. Hiện tại việc đi bộ dưới lòng được cũng được giám sát chặt chẽ. Người dân Trung Quốc cũng không cảm thấy khó chịu khi sử dụng trí tuệ AI này.

Dù còn nhiều tranh cãi về vấn đề này nhưng Trung Quốc đã khẳng định được sự phát triển của mình. MC bằng AI đầu tiên trên thế giới đánh dấu trình độ khoa học công nghệ ngày một nâng cao của Trung Quốc.

5/ Tik Tok nổi dậy mạnh mẽ

Năm 2019 chứng kiến một sự bùng nổ chưa từng thấy trên nền tảng truyền thông xã hội. Đó là ứng dụng Tik Tok. Số người của nó ngày một tăng lên mạnh mẽ. Sự phát triển này chưa có bất cứ dấu hiệu nào dừng lại. TikTok đã bỏ ra số tiền đầu tư khổng lồ, mở rộng thị trường khắp châu Á.

Đây là mạng xã hội cho phép người dùng tạo ra các video ngắn. Bạn chỉnh sửa chúng bằng âm nhạc và các hiệu ứng đặc biệt. Sau đó chia sẻ video bằng tài khoản trong ứng dụng. TikTok là ứng dụng được tải xuống nhiều nhất trên thế giới trong quý đầu tiên năm 2018. Đặc biệt, đây cũng là ứng dụng phát triển nhanh nhất thế giới.

Tik Tok gây sốt vào năm 2019 - Sự kiện khoa học công nghệ được quan tâm
Tik Tok gây sốt vào năm 2019 – Sự kiện khoa học công nghệ được quan tâm

Bất cứ ai có điện thoại thông minh đều tạo được video ngắn mang phong cách của mình. Bạn sẽ thoải mái sáng tạo, tùy chọn chủ đề. Những video bạn đăng tải đều được tôn trọng quyền cá nhân. Thậm chí bạn vừa có thể quay video và trả lời điện thoại. Sự thuận tiện này đã thu hút đông đảo người dùng. Đặc biệt, các bạn trẻ vô cùng yêu thích nó. Chỉ cần bạn có dấu ấn riêng chẳng mấy chốc bạn sẽ thành ngôi sao trên Tik Tok.

Không chỉ có các bạn trẻ, nhiều ngôi sao cũng sử dụng Tik Tok. Tài tử Lee Jong Suk, nam thần điển trai Nam Joo Hyuk. Các cô nàng Black Pink quyền lực nhà YG. Nhiều nam nữ nghệ sĩ nổi tiếng của Vbiz cũng tham gia ứng dụng này. Chỉ cần bằng đó cái tên bạn cũng đủ hiểu Tik Tok có sức hút như nào.

6/ Smartphone màn hình gập lên ngôi

Smartphone màn hình gập sẽ thay đổi cuộc chơi 2019. Đây là một xu hướng về khoa công nghệ năm 2020 này. Các nhà sản xuất smartphone cho biết, điện thoại màn hình gập sẽ trở lại. Họ khẳng định nó sẽ là xu hướng trong 10 năm tới. Nó mang đến một vẻ ngoài hoàn toàn mới mẻ cho người dùng. Những mẫu smartphone màn hình gập có thể giúp các hãng di động phục hồi doanh số bán máy.

Tại Hội nghị các nhà phát triển phần mềm 2018, Samsung đã giới thiệu nguyên mẫu smartphone màn hình gập đầu tiên của công ty. Chiếc điện thoại này được gọi với cái tên Galaxy F. Có rất nhiều công ty đang chuẩn bị bước chân vào thị trường này.

Smartphone gập - xu hướng khoa học công nghệ năm 2020
Smartphone gập – xu hướng khoa học công nghệ năm 2020

Thách thức trong việc tạo ra một chiếc smartphone màn hình gập là không hề nhỏ. Trong đó, tấm nền AMOLED là yếu tố mấu chốt. Ngoài ra, phần vỏ cũng đặc biệt quan trọng, cần phải đảm bảo được độ dày của máy khi gập lại,. Đặc biệt phải làm sao để không ảnh hưởng đến trải nghiệm cầm nắm của người dùng. Đây vừa là thách thức và cơ hội cho nhà sản xuất. Tuy nhiên giá của những chiếc điện thoại này khá đắt. Bạn có thể chờ đợi các hãng ra thêm những mẫu mã và giá thành hợp lý.

7/ Lần đầu tiên chụp được ảnh hố đen

Ảnh chụp hố đen M87 được bình chọn là đột phá khoa học năm 2019. Ảnh chụp siêu hố đen với vầng sáng tạo thành từ bụi và khí bao quanh. Nó nằm ở trung tâm thiên hà Messier (M87), cách Trái Đất 55 triệu năm ánh sáng. Điều này làm thay đổi hiểu biết của con người về một trong những hiện tượng bí ẩn nhất trong vũ trụ. Đây là một vật thể quan trọng mà con người nhìn thấy.

Ảnh chụp hố đen - đột phá khoa học công nghệ
Ảnh chụp hố đen – đột phá khoa học công nghệ

Mạng lưới EHT gồm 8 kính viễn vọng vô tuyến đặt ở nhiều địa điểm trên toàn cầu. Bức ảnh được chụp trong dự án quy tụ hơn 200 nhà khoa học trên thế giới. Đây là một sự “thần kỳ” của khoa học. Một sự kiện mà chưa bao giờ xảy ra khiến tất cả mọi người đều bất ngờ.

8/ Tấn công Zombie Load được phát hiện

Tấn công Zombie Load cho phép tin tặc đánh cắp dữ liệu từ chip Intel. Đây là một lỗ hổng bảo mật mới được phát hiện trong bộ xử lý Intel. Nó cho phép kẻ tấn công đánh cắp bất kỳ dữ liệu nào mà bộ vi xử lý truy cập gần đây. Điều đó thậm chí còn đúng trên các máy chủ đám mây. Có thể cho phép kẻ tấn công đánh cắp thông tin từ các máy ảo khác đang chạy trên cùng một PC. Lỗ hổng được phát hiện bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học Công nghệ Graz. Sau đó, Intel đã ban hành mã để vá lỗ hổng.

Zombie Load phiên bản mới nhất trong chuỗi các lỗi bảo mật nghiêm trọng
Zombie Load phiên bản mới nhất trong chuỗi các lỗi bảo mật nghiêm trọng

Lỗ hổng này ảnh hưởng đến hầu hết mọi con chip Intel kể từ năm 2011. Zombie Load là phiên bản mới nhất trong chuỗi các lỗi bảo mật nghiêm trọng. Tận dụng một quá trình thực thi đầu cơ được tích hợp trong hầu hết các bộ xử lý hiện đại. Tính năng này cho phép các bộ xử lý thực hiện các lệnh trong tương lai, tăng tốc độ. Nhưng khi các nhà nghiên cứu lần đầu tiên phát hiện ra với Spectre và Meltdown. Quá trình đó để lại một số lỗ hổng bảo mật cho những kẻ tấn công lướt qua.

Các cuộc tấn công này đã tác động khá mạnh mẽ đến người sử dụng. Đã có một loạt các bản vá ra đời để khắc phục. Nhưng cũng có những thế lực lợi dụng sự sai sót này để trục lợi. Máy tính chứa đầy những con chip có nguy cơ bị đe dọa. Khả năng còn nhiều cuộc tấn công sẽ tiếp tục được tìm thấy.

9/ Công nghệ chỉnh gene chữa ung thư

Những nỗ lực đầu tiên trong việc chỉnh sửa bộ gene người để điều trị ung thư có kết quả khả quan. Các nhà khoa học Mỹ đang cho kết quả khá tốt trên ba bệnh nhân mới được thử nghiệm. Công trình nghiên cứu được công bố vào tháng 11 năm 2019. Nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Pennsylvania (Mỹ) đã lấy tế bào trong hệ miễn dịch từ máu của bệnh nhân. Họ chỉnh sửa lại gen nhằm mục đích chống lại ung thư. Công nghệ này hạn chế tối đa các phản ứng phụ và có thể kiểm soát được.

Công nghệ chỉnh sửa gen mang tên CRISPR. Nó có thể “xóa bỏ” 3 loại gen gây cản trở quá trình nhận diện. Thậm chí sẽ tiêu diệt tế bào ung thư. Sau đó họ thêm một loại gene mới. Loại này có khả năng hỗ trợ các tế bào miễn dịch của cơ thể thực hiện tốt quá trình đẩy lùi bệnh. Các tế bào của bệnh nhân được lấy ra khỏi cơ thể. Các bác sỹ sẽ tiến hành thay đổi và chỉnh sửa chúng rồi đặt trở lại. Việc này hoàn toàn không làm thay đổi ADN của con người. Mục đích chính là nhằm tiêu diệt các tế bào gây ung thư.

Các nhà nghiên cứu cho biết họ sẽ thử nghiệm thêm trên 15 bệnh nhân khác. Công trình này sẽ sớm được công bố. Đây là một sự kiện khoa học công nghệ của y khoa được nhiều người chú ý đón đợi.

10/ Phôi thai loài lai người – khỉ được tạo ra ở Trung Quốc

Nhà khoa học Tây Ban Nha Juan Carlos Izpisúa và cộng sự lần đầu tiên tạo ra loài lai người – khỉ. Trong một phòng thí nghiệm ở Trung Quốc họ đã thực hiện thành công điều này. Đây là bước tiến quan trọng hướng tới sử dụng động vật phục vụ cấy ghép nội tạng người. Nhóm nghiên cứu bao gồm khá nhiều người. Đó là các thành viên ở Viện Salk của Mỹ và Đại học Thiên Chúa giáo Murcia tại Tây Ban Nha. Biến đổi gen phôi thai khỉ để vô hiệu hóa những gene cần thiết đối với hình thành nội tạng.

Bước tiến công nghệ quan trọng trong cấy ghép nội tạng người
Bước tiến công nghệ quan trọng trong cấy ghép nội tạng người

Thí nghiệm này diễn ra ở Trung Quốc do Tây Ban Nha cấp phép. Nó chỉ được thực hiện nhằm nghiên cứu bệnh tật nguy hiểm. Tiến sĩ Ángel Raya giải thích các thí nghiệm tạo loài lai phải đối mặt với nhiều rào cản đạo đức. “Điều gì sẽ xảy ra nếu tế bào gốc thoát ra và hình thành neuron người trong não động vật? Con vật có nhận thức không? Sẽ ra sao nếu những tế bào gốc đó biến đổi thành tế bào tinh trùng?”

Với nghiên cứu phôi thai loài lai người – khỉ tạo ra cơ chế để tế bào người tự hủy nếu di cư vào não. Để tránh vấn đề đạo đức, cộng đồng khoa học giới hạn thai kỳ ở 14 ngày. Phôi thai không có đủ thời gian để phát triển hệ thần kinh trung ương của người. Tất cả phôi thai lai trong thí nghiệm đều bị phá hủy trước 14 ngày.

Tổng kết

TopReview.vn đã tổng hợp lại Top 10 sự kiện khoa học công nghệ thế giới nổi bật năm 2019. Mỗi sự kiện đều là một dấu mốc quan trọng. Những sự kiện này đều ảnh hưởng ít nhiều tới mỗi người. Nó cũng đã góp phần vào công cuộc đổi mới, phát triển thế giới. Chúng ta hãy cùng chờ đón những điều mới mẻ vào năm 2020 nhé!