Shopee 8.8

Bạn đã bao giờ chưa tới cuối tháng mà đã hết tiền chưa? Nhiều lúc thì không biết mình đã mua gì mà lại bị thiếu hụt mất tiền. Bạn cần tiền để đi đám cưới, đi thăm người ốm… nhưng lại không biết lấy đâu ra. Bạn phải vay vay mượn mượn, lấy chỗ này bù chỗ kia. Bạn đã rất mệt mỏi để lục lại trí nhớ xem mình đã làm những việc gì? Hãy cùng TopReview.vn tìm hiểu những cách quản lý chi tiêu hiệu quả nhất nhé. Chắc chắn nó sẽ giúp bạn thuận lợi trong công việc nhiều hơn đấy.

1/ Lên kế hoạch chi tiêu

Việc đầu tiên giúp bạn quản lý chi tiêu được tốt hơn đó là bạn cần lên kế hoạch. Bạn có thể lên kế hoạch chi tiêu cho mình trong vòng một tháng. Thậm chí nếu được thì bạn nên lập kế hoạch chi tiết cho từng ngày, từng tuần. Rất ít các bạn trẻ làm việc này với lý do số tiền nhỏ hoặc không có thời gian. Nhưng bạn thực sự đã nhầm. Chỉ một hành động nhỏ này sẽ giúp bạn được rất nhiều điều đấy.

Lên kế hoạch quản lý chi tiêu rõ ràng
Lên kế hoạch quản lý chi tiêu rõ ràng

Bạn nên chia ra thành các khoản chi tiêu khác nhau. Chi tiêu cá nhân như mua sắm quần áo, mua mỹ phẩm, kem dưỡng da… Các khoản chi tiêu nhà cửa, chi tiêu đi lại, chi tiêu gia đình. Tiết kiệm cho tương lai, khoản dành cho giáo dục. Không thể không kể đến khoản hưởng thụ như cafe, ăn uống cùng bạn. Chắc chắn nên để một khoản dành cho đầu tư chứng khoán, gửi tiết kiệm, bất động sản… Để khi bạn hết tiền thì bạn vẫn còn một số tiền khác có thể cứu được bạn.

2/ Sử dụng các phần mềm hỗ trợ

Ngày nay, có rất nhiều phần mềm ra đời giúp bạn trong việc quản lý chi tiêu. Chỉ cần bạn có một chiếc điện thoại thông minh thì bạn đã có thể sử dụng được chúng. Nó sẽ hỗ trợ bạn quản lý thu chi một cách nhanh chóng, đơn giản. Các phần mềm quản lí thu chi hiện nay bạn có thể sử dụng như: money lover, ví điện tử, sổ thu chi Misa…

Sử dụng phần mềm hỗ trợ quản lý chi tiêu
Sử dụng phần mềm hỗ trợ quản lý chi tiêu

Xem thêm: Các ứng dụng hỗ trợ quản lý chi tiêu

3/ Ghi chép lại các khoản chi tiêu

Nếu như bạn đã lập kế hoạch chi tiêu thì đừng bỏ qua bước ghi chép lại những khoản ấy. Bạn bận rất nhiều công việc nên chắc chắn sẽ có những khoản bạn quên. Bạn nên ghi chép lại tất cả các khoản chi trong ngày. Sau đó, bạn tổng hợp lại tổng chi trong tuần, trong tháng. Từ những tổng hợp này bạn sẽ biết mình quản lí chi tiêu có khoa học không. Bạn còn có thể so sánh tháng này với tháng trước xem như thế nào.

Ghi chép các khoản chi tiêu giúp bạn dễ quản lý tình hình tài chính
Ghi chép các khoản chi tiêu giúp bạn dễ quản lý tình hình tài chính

4/ Xem khoản chi tiêu có thực sự cần thiết không

Trong mỗi chúng ta chắc chắn đã rất nhiều lần mua những đồ dùng không cần thiết. Chỉ về đến nhà bạn đã vứt nó vào một góc mà không hề sử dụng đến. Nhưng đến khi bạn cảm thấy hối tiếc thì mọi chuyện đã muộn màng. Để rút kinh nghiệm cho việc này thì trước khi mua bạn hãy đặt câu hỏi rằng nó có thực sự cần thiết không. Bạn có nhất định phải có món đồ đó không.

Cân nhắc xem khoản chi có thực sự cần thiết
Cân nhắc xem khoản chi có thực sự cần thiết

Có nhiều kiểu áo mua về chỉ vì bạn thích nhưng không có tính ứng dụng. Bạn không biết nên mặc nó trong hoàn cảnh nào nên đành “bỏ xó”. Hay những khoản ăn vặt tiêu tốn rất nhiều tiền mà lại không tốt cho sức khỏe. Vì vậy, để quản lý chi tiêu bạn cần phải đặt ra câu hỏi xem nó có thực sự cần thiết không. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền tương đối lớn đấy.

5/ Săn hàng khuyến mại, giảm giá

Tình trạng giá cả leo thang thì việc săn hàng khuyến mãi là lựa chọn thông minh. Bạn có thể tìm mua hàng khuyến mãi trong những dịp khác nhau. Từ khai trương cửa hàng, các ngày lễ Tết, các sự kiện giảm giá… Bạn cũng có thể mua hàng trên các trang thương mại điện tử với những mã giảm giá. Chắc chắn nó sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể. Đây là một trong những cách quản lý chi tiêu rất hợp lý cho các bạn trẻ.

Cách quản lý chi tiêu hợp lý cho bạn
Cách quản lý chi tiêu hợp lý cho bạn

6/ Chi tiêu theo mức độ ưu tiên

Tùy theo việc mà bạn sẽ quyết định cái nào nên làm trước. Bạn nên đặt mức độ ưu tiên từ 1 đến 2 rồi đến 3… Việc làm này sẽ giúp bạn hạn chế được việc mua sắm linh tinh, bừa bãi. Bạn có thể quản lý tiền bạc một cách khoa học hơn. Nếu nó không quá quan trọng thì bạn có thể để đấy để mua sau. Việc làm này rất hữu ích với bạn nào đang xài tiền bạc phung phí.

Chi tiêu theo mức độ ưu tiên
Chi tiêu theo mức độ ưu tiên

7/ Đầu tư để sinh lời

Đừng đem bỏ hết trứng vào một rổ. Hãy đầu tư một mẹo thông minh và đa dạng để giới hạn tối đa các rủi ro. Việc đầu tư sẽ giúp bạn không bao giờ bị động về số tiền của mình. Nếu bạn hết tiền thì vẫn còn một khoản đầu tư để sinh lời. Bạn có thể góp chung với bạn bè để làm ăn hưởng %. Bạn cũng có thể gửi tiết kiệm theo quý tại các ngân hàng để lấy tiền lãi… Đây là một trong những cách quản lý chi tiêu hiệu quả mà bạn nên thử.

Đầu tư - cách quản lý chi tiêu thông minh
Đầu tư – cách quản lý chi tiêu thông minh

8/ Đặt mục tiêu ngắn hạn – dài hạn

Để tránh bị rơi vào tình trạng cháy túi, trước tiên bạn hãy đặt ra cho mình những kế hoạch ngắn hạn. Đơn giản như mỗi ngày bạn tiết kiệm được bao nhiêu, sau đó là đến mỗi tuần, mỗi tháng. Với việc đặt ra mục tiêu cho bản thân, sẽ giúp bạn có thêm động lực để thực hiện chính sách tiết kiệm.

Thiết lập mục tiêu ngắn hạn - dài hạn trong chi tiêu
Thiết lập mục tiêu ngắn hạn – dài hạn trong chi tiêu

Sau khi đã hoàn thành mục tiêu ngắn hạn thì bạn có thể tiếp tục với mục tiêu dài hạn. Bạn hãy lên kế hoạch lớn hơn như mua nhà, mua xe, mua nội thất gia đình… Đây là động lực để bạn cố gắng mỗi ngày. Nhìn vào những mục tiêu đó cũng sẽ giúp bạn quản lý chi tiêu hợp lý hơn rất nhiều.

9/ Hạn chế sử dụng thẻ tín dụng

Có rất nhiều bạn mua hàng theo sở thích cá nhân. Dù chúng không cần thiết nhưng bạn vẫn bỏ một số tiền ra để có được chúng. Việc này rất dễ xảy ra với những người đang sử dụng thẻ tín dụng. Nhiều bạn dùng thẻ tín dụng giống như một công cụ giúp chính mình chi tiêu không hạn chế. Một thời gian sau bạn thấy số nợ ngập đầu thì với bắt đầu giật mình rồi lo lắng. Thẻ tín dụng có rất nhiều tiện ích nhưng bạn nên kiềm chế mua sắm quá đà. Nếu không bạn sẽ gặp những rắc rối về tài chính đấy.

Hạn chế sử dụng thẻ tín dụng trong việc mua sắm quá đà
Hạn chế sử dụng thẻ tín dụng trong việc mua sắm quá đà

10/ Mở sổ tiết kiệm

Bạn đã bao giờ nghĩ đến việc mở sổ tiết kiệm và để dành tiền cho chính bản thân mình chưa. Dù bạn đi làm với số tiền không được nhiều cho lắm thì mỗi tháng bạn nên trích 10% đến 20% để tiết kiệm. Đây sẽ là số tiền rất hữu dụng khi bạn gặp phải trường hợp đặc biệt cần sử dụng tiền gấp. Bạn hãy thử luôn từ hôm nay và đến cuối năm bạn sẽ bất ngờ vì số tiền mình tiết kiệm được trong năm qua.

Quản lý chi tiêu bằng sổ tiết kiệm
Quản lý chi tiêu bằng sổ tiết kiệm

Tổng kết

Quản lý chi tiêu là điều cần thiết đối với mỗi người. Để thực hiện được việc này không phải trong ngày một ngày hai là xong. Hãy bắt đầu thực hiện những thói quen mà TopReview.vn đưa ra, bạn sẽ thay đổi dần dần. Chắc chắn nó sẽ tạo nên cách chi tiêu hợp lý, khoa học hơn cho bạn trong tương lai. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn.