Phạt con khoa học giúp trẻ phát triển hơn
Shopee 8.8

“Thương cho roi cho vọt” dường như không còn phù hợp trong hoàn cảnh hiện nay. Hình phạt bằng roi sẽ gây tác hại vô cùng lớn. Tâm lý và cảm xúc của trẻ như những tờ giấy trắng, dễ bị tổn thương. Đòn roi không phải là cách tối ưu để dạy dỗ trẻ. Nó có thể khiến trẻ bị ám ảnh đến những ngày tháng sau này.

Con trẻ không thể tránh khỏi những lúc sai lầm, uốn khóc, chúng ta nên dạy con sao để con hiểu lỗi sai và sửa chữa sai lầm của mình. Dưới đây là top 5 cách phạt con khoa học thay cho phạt roi. Hãy phạt con đi đôi với việc giúp con sửa sai.

Phạt con đọc sách và chép phạt

Khi bé mắc lỗi thích dùng bạo lực, nói dối, lấy đồ của người khác. Nếu trẻ mắc những lỗi này, nghĩa là con bạn đang rất gần với ranh giới của một đứa trẻ hư. Và việc đánh chửi con chỉ càng đẩy con bạn đến gần hơn ngưỡng hư hỏng mà thôi.

Hãy yêu cầu con phải đọc hết một cuốn sách mà bạn chọn, thường là những cuốn sách mang tính chất giáo dục. Sau đó con phải chép phạt 1 câu hoặc 1 đoạn ý nghĩa nào đó trong cuốn sách. Theo các nhà tâm lý, việc đọc sách và chép phạt sẽ giúp điều chỉnh tâm lý và hành vi của trẻ rất tốt.

Phạt đọc sách và chép phạt là hình phạt rất sáng tạo và có ích cho con, cha mẹ nên áp dụng.
Phạt đọc sách và chép phạt là hình phạt rất sáng tạo và có ích cho con, cha mẹ nên áp dụng.

Phạt làm việc nhà

Nếu con vứt đồ chơi lung tung, bàn học thì lộn xộn. Phụ huynh hãy thử áp dụng hình phạt làm việc nhà để rèn cho con tính siêng năng, gọn gàng. Nếu sách vở không được xếp gọn gàng, hay đồ chơi vứt mỗi thứ một góc thì con phải chịu trách nhiệm dọn dẹp. Đồng thời quét nhà, lau bàn thật sạch. Con chịu phạt xong, đừng quên dạy con bài học về việc thường xuyên sắp xếp gọn gàng sẽ khỏe hơn so với việc dọn dẹp một đống lộn xộn.

Phạt dọn dẹp nhà cửa là hình phạt “một mũi tên trúng hai đích”, vừa để phạt lại vừa để rèn tính tự lập cho con.
Phạt dọn dẹp nhà cửa là hình phạt “một mũi tên trúng hai đích”, vừa để phạt lại vừa để rèn tính tự lập cho con.

Phạt con ngồi một chỗ

Khi bé mắc lỗi cãi nhau, đánh nhau với anh em, bạn bè hãy phạt con ngồi một chỗ. Sau khi con đánh nhau hay cãi nhau, tâm trạng trẻ thường rất bức xúc, vẫn còn tức tối và ức chế. Nên nếu bạn mắng hay đánh con chỉ khiến trẻ càng ức chế và chống đối. Hãy yêu cầu con ngồi trong góc phòng một mình và suy nghĩ về hành động của mình.

Khoảng thời gian yên tĩnh một mình sẽ giúp trẻ bình tĩnh lại và nhận ra sai lầm của mình. Sau khoảng thời gian ngồi phạt, bạn hãy vào và phân tích đúng sai cho con một cách nhẹ nhàng. Chắc chắn cách phạt trẻ này sẽ giúp “ngấm” hơn nhiều so với các hình thức phạt khác. Đây là cách phạt con khoa học nhất các bậc phụ huynh nên áp dụng.

Phạt con khoa học là hãy để con tự ngẫm nghĩ về lỗi sai của mình.
Phạt con khoa học là hãy để con tự ngẫm nghĩ về lỗi sai của mình.

Phạt làm việc với người khác

Đây là hình phạt sáng tạo và thông minh mà cha mẹ nên áp dụng. hình phạt này được áp dụng nếu con trẻ hay tranh giành, thậm chí là cắn nhéo anh chị em trong nhà để giành lấy đồ chơi, thức ăn… Trường hợp này, phụ huynh nên yêu cầu cả hai con phải cùng nhau làm một việc. Chẳng hạn như lau nhà, hốt rác, tưới nước…

Nếu trong quá trình làm cả hai tiếp tục cự cãi thì phải chịu hình phạt tiếp theo. Áp dụng hình phạt này, cha mẹ đã tạo điều kiện để con phối hợp làm việc với anh chị em trong nhà. Từ đó tình cảm của cả hai từ đó sẽ gắn kết hơn.

Vừa là hình phạt, vừa giúp các con gắn kết tình cảm.
Vừa là hình phạt, vừa giúp các con gắn kết tình cảm.

Phạt con nhặt hạt đậu

Khi bé mắc lỗi không nhẫn nại, làm việc, học giữa chừng thì bỏ dở. Nếu con bạn mắc lỗi này, hãy phạt con bằng cách trộn lẫn 2 loại đậu khác nhau vào một bát to. Sau đó yêu cầu con phải nhặt riêng từng loại đậu ra 2 bát khác nhau. Đây chính là một cách phạt trẻ cực hay giúp trẻ rèn luyện tính kiên nhẫn.

Phạt con nhặt đậu giúp con kiên nhẫn hơn.
Phạt con nhặt đậu giúp con kiên nhẫn hơn.

Những lưu ý khi phạt con

Không đánh mắng con nơi công cộng hoặc trước mặt người khác, nhất là trước mặt bạn bè con

Ai sinh ra cũng có lòng tự trọng và sự sĩ diện của bản thân, một đứa trẻ cũng không ngoại lệ. Nếu cha mẹ nóng nảy đánh mắng và trừng phạt con ở chỗ đông người sẽ tạo ra tâm lý xấu hổ, kém cỏi, yếu đuối… Khi những cảm xúc tiêu cực này bị dồn nén quá lâu đến mức đỉnh điểm sẽ ảnh hưởng tính cách. Khiến trẻ hành động tiêu cực không báo trước.

Ngược lại, nếu trẻ có thể vượt qua được những cảm xúc tiêu cực đó thì nó cũng trở thành một nỗi xấu hổ, ám ảnh suốt cả cuộc đời con. Lúc này, chẳng ai khác, chính cha mẹ đã gây ra vết thương lòng cho đứa con của mình. Có thể các con không chia sẻ với cha mẹ nhưng từ sâu thâm tâm, mỗi khi nhớ về điều đó, chúng đều gặm nhấm sự xấu hổ, ngại ngùng… Lâu dài tạo nên tâm lý thiếu tự tin, dễ rơi vào trạng thái tâm lý tiêu cực.

Phạt con nơi công cộng gây tổn hại tâm lý cho con trẻ.
Phạt con nơi công cộng gây tổn hại tâm lý cho con trẻ.

Không vứt bỏ hay đuổi trẻ ra khỏi nhà, nói câu nói không cần con nữa

Nhiều bậc phụ huynh thường trừng phạt con bằng cách “đuổi” con ra khỏi nhà khi trẻ hư. Bố mẹ có thể đóng cửa, nhốt con bên ngoài, dọa “hư sẽ không nuôi nữa”, hay vứt cho con bọc quần áo rồi đuổi đi để đe dọa con.

Dù chỉ là hình phạt có tính răn đe, dọa dẫm nhưng vô tình cha mẹ lại tạo ra vết thương cực lớn cho trẻ. Nhiều em bé đã thực sự suy sụp khi nghĩ rằng bố mẹ không yêu con nữa, vì sai lầm nhỏ mà bị bố mẹ bỏ rơi. Điều này làm trẻ sợ hãi, hoảng loạn, lâu dần hình thành tâm lý sợ làm sai sẽ bị mẹ ghét. Sau này ra xã hội, khi trở thành người trưởng thành trẻ sẽ luôn có tâm lý tự ti, lo âu và đề phòng, không dám hành động hay làm việc gì chỉ vì sợ sai.

Hình phạt đuổi con gây tổn thương tâm lý sâu sắc cực lớn.
Hình phạt đuổi con gây tổn thương tâm lý sâu sắc cực lớn.

Khi cha mẹ dạy con, ông bà hay những người xung quanh không được bênh vực

Mỗi khi trẻ hư, ông bà thường yêu chiều cháu. Họ thường có câu cửa miệng “trẻ con mà”. Dần dần, trẻ có tâm thế ỷ vào. Mỗi lần nó làm sai, thường cầu cứu ông bà. Khi bị cha mẹ phạt, ông bà hay có người bênh vực, trẻ sẽ nghĩ mình không sai và không chịu nghe lời. Sau này, đối với trẻ, lời nói của cha mẹ không còn hiệu lực. Điều đó khiến trẻ không bao giờ nhận ra lỗi lầm của mình. Phạt con khoa học là để con vừa nhận ra lỗi sai, vừa tôn trọng cha mẹ.

Phạt con khoa học là cách để con tôn trọng mình hơn.
Phạt con khoa học là cách để con tôn trọng mình hơn.

Tổng kết

Nuôi dạy trẻ không phải là một điều dễ dàng. Nuôi con một cách khoa học nhất, để tốt cho con nhất lại càng khó khăn. Nhưng nếu cha mẹ biết cách áp dụng, con sẽ trở thành một đứa trẻ ngoan ngoãn, nghe lời. Hãy phạt con khoa học, đừng phạt bằng đòn roi. Sau này, con sẽ trưởng thành một người biết nhận sai và hướng giải quyết tích cực.