Shopee 8.8

Cuốn sách Đại gia Gatsby là được ví như cuốn tiểu thuyết được mọi người nhận xét là khác thường và tuyệt đẹp. Cuốn sách luôn nằm trong top phải đọc dành cho dân mọt sách. Đại gia Gatsby không chỉ phác họa sự hào nhoáng lộng lẫy lúc bấy giờ mà nó còn đưa chúng ta đi qua những cung bậc cảm xúc khác nhau của những giấc mơ về tiền tài, tình yêu, danh vọng. Sau cùng, thứ còn lại chỉ là sự lãng quên. Để hiểu thêm về tác phẩm, các bạn hãy cùng mình theo dõi bài viết review Đại gia Gatsby tại đây nhé.

#1. Nội dung sách Đại gia Gatsby

Đại gia Gatsby phác họa về một thời đại jazz trong lịch sử Hoa Kỳ. Là một tác phẩm kinh điển, được đưa vào giảng dạy ở trường phổ thông và đại học ở nhiều nước trên thế giới. Khi đọc tác phẩm, ta sẽ thấy mình như đang nhìn thấy một cuộc sống qua lăng kính vạn hoa. Chỉ cần xoay nhẹ thôi là đã có thể nhìn thấy nhiều khung cảnh đầy màu sắc và mới mẻ.

Đại gia Gatsby

Giá 45.900 ₫Đại Gia Gatsby (Tái Bản 2018)

Câu chuyện được xoay quanh Jay Gatsby – một đại gia ở vùng West Egg đầy bí ẩn. Người kể chuyện – Nick Carraway mới chuyển đến cạnh bên dinh thự của Gatsby. Ông thường xuyên tổ chức các bữa tiệc cho quan khách nhưng bản thân ông lại không tham gia cùng họ. Có một lần, Nick được mời đến ăn tối cùng gia đình chị họ Daisy và Tom Buchanan – một người quen biết của Nick vào thời đại học. Họ giới thiệu Nick với cô Jordan Baker – một golf thủ trẻ, và họ bắt đầu mối quan hệ hẹn hò.

Lá cờ to nhất trong hàng cờ ấy và bãi cỏ rộng nhất trong tất cả các bãi cỏ ấy là của nhà Daisy Fay. Daisy vừa tròn mười tám, hơn em hai tuổi, và là cô gái được mến mộ nhất ở thành phố Louisville, bỏ xa tất cả các cô gái khác. Daisy thường mặc đồ trắng, nàng có một chiếc xe hơi nhỏ mui trần hai chỗ cũng màu trắng. Suốt ngày, chuông điện thoại reo tới tấp trong nhà Daisy: các chàng sĩ quan trẻ ở doanh trại Taylor náo nức gọi điện thoại xin được đặc ân đến tối một mình gặp riêng Daisy. “Chỉ xin một tiếng đồng hồ thôi!”. – trích Đại gia Gatsby.

Jordan tiết lộ với anh rằng Tom có một cô nhân tình tên Myrtle Wilson – cô gái này đã có gia đình. Cũng trong mùa hè năm ấy, Gatsby thổ lộ với Jordan rằng anh đã yêu Daisy từ lúc anh còn đi lính. Ông nhờ Nick tổ chức 1 buổi tiệc trà để có thể gặp và trò chuyện với Daisy. Từ đó, tình yêu giữa Gatsby và Daisy đâm chồi nảy lộc.

Đại gia Gatsby

Xem thêm: Review sách “Bạn Đắt Giá Bao Nhiêu”?

Nhờ vậy, Nick cũng trở nên thân thiết với Gatsby hơn và biết được rằng anh có xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo. Do may mắn, anh gặp được Dan Cody – người biến anh thành triệu phú như bây giờ.

Vào một ngày hè định mệnh, Nick cùng Gatsby đến sự tiệc tại nhà của Buchanan. Ở thời điểm này, Tom đã bắt đầu nghi ngờ về tình cảm giữa Gatsby và vợ của mình. Vì trời quá nóng nực, Daisy rủ cả nhóm lái xe vào thành phố để nghỉ mát. Trên đường đi, mọi người ghé đổ xăng tại nhà Wilson. Và được biết rằng gia đình nhà Wilson đang lên kế hoạch chuyển nhà đi xa. Tom cảm thấy rất hụt hẫng, vì trong 1 lúc mà mất cả vợ lẫn nhân tình.

Sau đó, cả nhóm đến khách sạn cũng là nhà hàng ăn uống và uống rượu thỏa thích. Tom nhìn thấy mối quan hệ thân thiết quá mức giữa vợ mình và Gatsby. Anh ta lồng lộn lên và nói với mọi người rằng Gatsby giàu lên là nhờ buôn lậu và mở những phi vụ mờ ám khác. Còn Tom, anh thuộc dòng dõi của Buchanan – tầng lớp thượng lưu với tài sản dồi dào từ bao đời nay. Anh yêu cầu mọi ngươi lái xe về nhà. Trên đường về, họ phát hiện ra xe của Daisy và Gatsby đã tông chết bà Wilson. Qua vài câu hỏi, Nick biết được người cầm tay lái tông bà Wilson là Daisy chứ không phải Gatsby. Nhưng Gatsby vẫn khăng khăng nhận lỗi về mình.

Review sách Đại gia Gatsby  Lãng quên quá khứ không phải là việc dễ thực hiện
Review sách Đại gia Gatsby

“Cái hình ảnh đầu tiên, cũng là cuối cùng của Gatsby: đứng ở bến cầu đưa tay với về phía bên kia thành phố – nơi có ánh sáng màu xanh kì diệu đầy mê hoặc, nơi có giấc mơ mà gã dành cả đời theo đuổi, nhưng cuối cùng vẫn để vụt mất.” – trích Đại gia Gatsby.

Sau vụ tai nạn, ông Wilson đã gặp Tom và biết được người gây tai nạn là Gatsby. Ngay sau đó, ông đến dinh thự nhà Gatsby, giết Gatsby và tự sát. Sau sự việc ấy, người lo liệu đám tang cho Gatsby chỉ có Nick. Trong buổi chôn cất của ông cũng chỉ có Nick, cha Gatsby và một vài người gia nhân.

Vẻ đẹp bên ngoài chỉ là phù du - Đại gia Gatsby
Vẻ đẹp bên ngoài chỉ là phù du – Đại gia Gatsby

#2. Jay Gatsby – mẫu hình lý tưởng của thời đại

Hình ảnh Gatsby đã được tác giả xây dựng đầy tài tình và mang đậm dấu ấn thời đại. Anh như một quý ông kiểu mẫu khi bỏ qua tất cả buổi tiệc tùng do chính mình tổ chức. Bên cạnh đó, Gatsby cũng là một doanh nhân thành công trên thương trường với khối tài sản anh đang sở hữu.

“Anh rạng rỡ hẳn lên. Không có một lời nói hoặc cử chỉ hân hoan nào, nhưng một niềm vui sướng mới mẻ tỏa ra từ anh tràn ngặp căn phòng nhỏ” – trích Đại gia Gatsby.

“Anh rạng rỡ hẳn lên. Không có một lời nói hoặc cử chỉ hân hoan nào, nhưng một niềm vui sướng mới mẻ tỏa ra từ anh tràn ngặp căn phòng nhỏ” – trích Đại gia Gatsby.

Đặc biệt nhất là tình yêu và lòng chung thủy của anh dành cho Daisy. Dù khi đó anh chỉ là một người lính bần hàn hay một đại gia sẵn sàng vung tiền cho những buổi tiệc, thì anh vẫn một lòng một dạ với Daisy.

Thế nhưng Gatsby cũng chỉ là người phàm, anh cũng ko thể nào tránh khỏi những sai lầm. Những sai lầm đã gây ra cái chết tức tưởi cho chính anh.

Xem thêm: Review sách Trên Đường Băng

#3. Mặt trái của thời đại và giấc mơ Mỹ

Tình yêu là mù quáng, có lẽ đây là điều thường tình đối với mọi người. Vì là sự mù quáng, nên Gatsby hết lòng chung thủy và yêu Daisy. Đó quả là một tình yêu đẹp hiếm thấy. Tuy nhiên, anh đã vượt qua quá mức khuôn phép của đạo đức, Daisy đã có gia đình. Và ngay cả Daisy cũng bất chấp tất cả mọi thứ để đến với Gatsby.

“Đó là một trong những nụ cười rất hiếm, nó có khả năng làm ta vĩnh viễn yên lòng, loại nụ cười may ra ta được gặp bốn hoặc năm lần trong cả đời. Nó nhìn vào, hoặc dường như nhìn vào toàn thế giới vĩnh cửu trong giây lát rồi tập trung vào ta với một ý nghĩ tốt về ta, một ý nghĩ không sao cưỡng lại được. Nó hiểu ta đúng ở chừng mực ta muốn người khác hiểu mình, nó tin tưởng ở ta đúng như ta muốn tin tưởng ở mình và bảo với ta rằng nó có ấn tượng về ta đúng như ấn tượng tốt đẹp nhất mà ta mong muốn người khác nghĩ về ta.” – trích Đại gia Gatsby.

Đừng đánh giá người khác - Đại gia Gatsby
Đừng đánh giá người khác – Đại gia Gatsby

Có lẽ vì cảm giác cô đơn khi biết Tom – chồng mình ngoại tình vời người đàn bà khác, nên Daisy đã ngả vào vòng tay của Gatsby. Nhưng tại sao cô không bỏ Tom để đến với Gatsby? Có lẽ là vì những xa hoa lộng lẫy, những tiện nghi mà cô được hưởng thụ khi ở bên cạnh Tom. Nhưng ta chẳng thể nào trách được Daisy, bởi vì con người vốn dĩ là như vậy, dễ dàng bị cuốn theo những dục vọng của bản thân.

Ở thời đại ấy (năm 1925), khi mà nền kinh tế nước Mỹ bước vào thời kỳ hoàng kim. Từ năm 1922 – 1929, lợi tức cổ phiếu tăng 108 phần trăm, lãi của các công ty tăng lên đến 76 phần trăm, ngay cả lương bổng cũng tăng lên 33 phần trăm. Tiến bộ của công nghệ lúc bấy giờ khiến cho giá thành của sản phẩm giảm xuống, làm cho nền kinh tế phát triển nhanh hơn.

Nhưng những hệ lụy của nó để lại vô cùng lớn, con người chỉ lo mải mê hưởng thụ vật chất mà quên đi những giá trị tinh thần. Kéo theo đó là sự xuống cấp về đạo đức. Những bữa tiệc thâu đêm suốt sáng tại nhà Gatsby, màn trình diễn gái nhảy, rượu, thuốc lá và nhạc jazz. Tất cả những thứ ấy tạo thành một bức tranh đầy màu sắc nhưng ngột ngào của thành phố giàu sang hoa lệ.

Đại gia Gatsby

Đó là chưa kể đến những năm giải phóng, phụ nữ Mỹ cho rằng mình được tự do. Họ hút thuốc, tìm kiếm những mối quan hệ mới một cách nhanh chóng, thậm chí họ còn ngoại tình – tất cả đều được xem là thời thượng và họ cảm thấy điều đó là rất đỗi bình thường. Ta có thể thấy đạo đức của họ đã bị suy đồi đến mức như thế nào khi nền kinh tế phát triển quá nhanh.

Sau cùng, điều đau đớn nhất chính là cái chết tức tưởi của Gatsby. Anh chết trong tình yêu mù quáng và đầy ảo tưởng của bản thân. Anh chết do sự suy hoài đạo đức của Daisy, Tom và cả Wilson nữa. Phát súng chí mạng ấy không chỉ kết liễu cuộc đời của Gatsby, mà nó còn làm cho độc giả vỡ òa ra điều gì đó rất lạ mà cũng rất quen thuộc. Điều đáng buồn nhất là trong đám tang của Gatsby, không có một ai đến thăm viếng ngoại trừ một vài gia nhân, Nick và cha của anh. Cái đám tang ấy bao trùm sự lạnh lẽo của một không gian rộng lớn. Người ta chỉ nhớ đến anh như một người giàu có, hào sảng với những bữa tiệc xa hoa kéo dài bất tận. Còn khi anh mất đi, những gì thuộc về anh đều bị người ta quên lãng, như những cơn gió mùa thu năm ấy trôi vào hư vô.

#4. Review của độc giả

Bạn Hiraki hài lòng về tác phẩm ” Tôi bắt đầu đọc cuốn sách này một cách khó khăn, mất cả tuần trời chủ yếu do lười nhác (chứ ngày dành độ mười lăm ba mươi phút để đọc thì có khó khăn gì đâu) vì nội dung và văn phong của nó thiểu não mà lại thiếu tính đương đại quá, thế mà đến cuối cùng gấp sách vào lại thấy trào lên một niềm tiếc nuối khó tả, rất tự nhiên dù đã được ám thị trước.
Hoàn toàn không phải vì tôi đã tường tận 260 trang giấy với chỉ khoảng vài chục ngàn chữ này. Thật khó để nói gì đó về cuốn sách khi mà trước cuộc đời tôi không khác gì một đứa trẻ con tư duy nông cạn, cảm xúc bồng bột, kiến thức non nớt, vài ba trải nghiệm không đủ để thông hiểu hết sự thâm thúy của F. Scott Fitzgerald. Chỉ biết ngậm ngùi cho Gatsby – kẻ hiến sinh trung trinh cứ kiên trì (cố) neo giữ lại nét đơn thuần thiếu thực tế cho thứ tình yêu ảo vọng để rồi bị chính ảo vọng tình yêu của mình thiêu đốt. Sống thì hào nhoáng mà kịch nghệ, chết thì cô độc đáng thương. Vĩ đại biết mấy mà cũng thơ dại biết mấy.
“Pháo hoa chóng tàn, chuyện người dễ phân.”
Cuối cùng, tôi lại thấy bác Trịnh Lữ chọn dịch “great” thành “đại gia” là một lựa chọn hợp lí. Hoặc bởi sự biểu hiện của Gatsby; hoặc bởi tâm huyết của dịch giả dành cho bản dịch.
Tôi nông nổi thế mà.”

Review của bạn Hirali
Review của bạn Hirali

Bạn Sheidy Yu cảm thấy bức xúc vì cái kết bất công cho Gatsby “Ban đầu mình mua về vì tò mò, muốn xem thử một tác phẩm kinh điển của nước Mỹ sẽ như thế nào, cũng phải mất rất lâu để đọc xong vì đoạn đầu có vẻ khô khan quá so với gu của mình. Nhưng cuối cùng mình cũng thu hết quyết tâm để đọc một lèo từ nửa sau trở đi, để không làm rơi vãi cảm xúc. Đọc xong thấy vô cùng mãn nguyện vì mình đã không phí hàng giờ để nghiền ngẫm một trong những tác phẩm kinh điển của thế giới.

The Great Gatsby đẹp, rất đẹp. Đẹp bởi sự xa hoa của vật chất, đẹp bởi sự lộng lẫy của ước mơ. Tất cả những thứ đó hiện lên lấp lánh như dãy đèn hai bên đường phố, như ánh sáng của những vì sao trong đêm hè. Nó là một tác phẩm sẽ làm bạn choáng ngợp ngay cả khi bạn không quan tâm đến cái gọi là giấc mơ Mỹ. Giấc mơ Mỹ trong The Great Gatsby mang âm hưởng Kinh thánh với những ẩn dụ về cuộc hiến sinh, cuộc đầu thai của một kiếp sống mới. Vừa duy mĩ nhưng cũng vừa tàn nhẫn tột cùng.

Nhưng The Great Gatsby không chỉ có mỗi sự hào nhoáng xa hoa của một xã hội rỗng tuếch, nó còn là nơi chất chứa những chiêm nghiệm rất đàn ông của Fitzgerald, cụ thể qua nhân vật Gatsby và những tâm sự về tuổi 30 của Nick. Gatsby tự xem mình là Đức Chúa Con, là đại diện tiêu biểu của mẫu đàn ông thành đạt, có khát khao hoài bão lớn và đủ ngông cuồng để theo đuổi, nhưng một cuộc đời cô độc là không thể tránh khỏi.

Điều đó khiến mình tự hỏi: số phận một người đàn ông nuôi chí lớn liệu có thể cô độc đến mức nào nữa? Kiểu chết bất ngờ và vô lí của Gatsby không phải quá hiếm thấy trong những tác phẩm văn học. Đáng tiếc thay, việc Gatsby chết và ít ai đến đưa tiễn lại không khiến mình xúc động bằng lúc Gatsby quyết định rũ bỏ tham vọng, lúc cả ngôi biệt thự lặng im đón Nick đến ăn sáng cùng. Không tiệc tùng xa hoa, không đợi điện thoại từ Daisy. Fitzgerald không đề cập nhiều đến tâm lí nhân vật, nhưng sự cô độc tận cùng của Gatsby sau khi tỉnh dậy khỏi giấc mơ đã được thể hiện rõ nét chỉ qua vài đoạn viết ngắn ngủi. Cái chết chóng đến ngay sau đó chủ ý để quét sạch cảm xúc của người đọc về vụ thất tình với nỗi cô độc của Gatsby thôi. Kiểu như người đọc chưa kịp thấm thì đùng một cái đã thấy đại gia chết đến nơi. Ờm, mình nghĩ do chủ ý của tác giả cả đấy.

Đoạn hồi tưởng khi Gatsby hôn Daisy trên con đường rải đầy ánh trăng là một trong những đoạn mình thích nhất tác phẩm, cũng không sai khi những câu danh ngôn về phụ nữ cứ lần lượt lên án họ là ác quỷ, họ là rắn độc hại đời đàn ông =)) Ừ, đúng thật, nhiều mĩ nhân Trung Quốc ngày xưa còn khiến cả vương triều chao đảo mà, đó là chưa kể đến nàng Helen trong cuộc chiến thành Troy. Dù là thần thoại hay sự thật đi chăng nữa thì nó cũng phản ánh ít nhiều cái tai họa mà một người đàn bà có thể đem đến cho một người đàn ông, tự dưng làm nhớ đến Davy Jones – trưởng tàu Người Hà Lan bay trong Cướp biển vùng Caribbean, cũng cuồng loạn vì một người đàn bà như vậy.

Trở lại vấn đề chính, cái đoạn ấy đấy, nó đã làm mình tin ngay rằng Gatsby chính là Đức Chúa Con được giao nhiệm vụ thực hiện sứ mệnh thiêng liêng thật. Chỉ đoạn ấy thôi, không cần nhiều lời chi nữa. Giống như một cảnh trong Vườn Địa đàng khi Adam và Eva bị dụ dỗ bởi thứ quả cấm, cách mà Gatsby rơi vào tình yêu với Daisy cũng gần như vậy, khác chăng là họ đến với nhau hoàn toàn tự nhiên. Nhưng cũng có thể ví tình yêu ấy là thứ quả cấm. Gatsby đã ngoạm phải nó, cắn ngập răng vào và gặm nhấm nó trong suốt năm năm trời đằng đẵng, khi mà đáng lẽ ra ông phải bú dòng sữa từ bầu vú cuộc đời. Chậc, mà mình đã nói rằng những cái phép ẩn dụ ví von của Fitzgerald thật đúng là thiên tài chưa nhỉ? *thở dài*

Một điều làm mình (và có lẽ nhiều người nữa) uất ức sau khi đọc xong, chính là sự vô tâm của Tom và Daisy trước cái chết của Gatsby. Họ không phải chịu bất cứ trách nhiệm dù tất cả do chính họ gây nên. Sự vô tâm hoàn toàn vô thức, được đào tạo bởi môi trường và ít nhiều làm đau lòng người khác – như Gatsby đã cảm thấy bị phản bội vào lần thứ hai đến nhà Daisy, được nhìn thấy tất cả vẻ xa hoa lộng lẫy của ngôi nhà lẫn cô gái sống trong đó. Cả cái cách mà họ bỏ đi sau vụ tai nạn, cách mà Fitzgerald không đề cập đến tâm trạng của Daisy kể từ khi rời bỏ Gatsby…Hai người họ, bằng cách nào đó, khiến mình liên tưởng đến tấm rèm trắng bồng bềnh trong gió. Đứng ngoài rìa tất cả và có cái gì đó mơ màng. Những gánh nặng tâm lí cũng có tồn tại ở họ đấy, nhưng cuối cùng cũng toàn gây khổ cho người khác cả thôi. “

Review của bạn Sheidy Yu
Review của bạn Sheidy Yu

Bạn Trâm thì lại tiết lộ nội dung của cuốn sách với độc giả ” Ở đây mình phải ghi rõ là bản Trịnh Lữ dịch, vì đây là bản mình thấy hay nhất, hay từ cái tên trở đi. Trịnh Lữ chỉ muốn gọi Gatsby là đại gia thôi, còn việc ông ta có vĩ đại hay không thì người đọc phải tự quyết định. Cách dịch The Great Gatsby là Đại Gia Gatsby có vẻ rất sát với ý định của F. Scott Fitzgerald, vì xuyên suốt truyện này chúng ta chỉ nhìn thấy sự hào phóng, giàu có, đắm chìm trong danh vọng và tiền bạc của Gatsby. Nhưng trong tình yêu – thứ quan trọng nhất với Gatsby – thì ông thực sự là một con người nhỏ bé và đau khổ. Cũng có thể nói Gatsby thật vĩ đại vì những gì ông đã làm cho tình yêu, nhưng đến khi chết đi, cái khung cảnh lạc lõng trong đám ma của Jay Gatsby có thể được miêu tả bằng rất nhiều từ, “vĩ đại” chắc không nằm trong số đó.
Đại Gia Gatsby, cũng như nhiều tác phẩm kinh điển nổi tiếng long trời lở đất khác, có giá trị rất lớn về mặt lịch sử. Fitzgerald không chỉ viết về một con người mà ông còn vẽ lại cả một thế hệ, một tầng lớp, với những điều xấu xa ngu ngốc nhất của nó, và thỉnh thoảng, cả những thứ đẹp đẽ hiếm hoi. Suy cho cùng, Jay Gatsby cũng chỉ là nạn nhân của xã hội đó. Vật chất không mang lại cho Gatsby bất cứ thứ gì ông cần. Ông cũng không có quyền lực để thay đổi sự việc hay làm chủ cuộc sống của chính mình. Lần duy nhất Jay Gatsby có sức ảnh hưởng đến bất kỳ ai cũng là lần Gatsby phải trả giá bằng mạng sống và danh dự của mình. Rốt cuộc, Jay Gatsby chỉ có những buổi pun pạc ty chất lừ, và một niềm hy vọng mong manh vào tình yêu dành cho Daisy.
Nói đến tình yêu, Đại Gia Gatsby lại một lần nữa chứng minh: hy vọng là một thứ cực kỳ nguy hiểm. Nó có thể thôi thúc người ta làm những điều tuyệt vọng một cách bền bỉ và mù quáng. Việc này được Fitzgerald hình tượng hoá bằng ánh đèn màu xanh mà Gatsby luôn dõi theo phía nhà Buchanan, thứ ánh sáng tưởng như ở ngay đây thôi mà lại không bao giờ nắm bắt được. Daisy Buchanan từ lâu đã được bình chọn là một trong những nhân vật nữ đáng ghét nhất trong văn học, mà cái này không oan uổng chút nào. F. Scott Fitzgerald đã dựng nên một nhân vật quá tài tình, là hiện thân của tất cả những điều ngờ nghệch, nhạt nhẽo, ích kỷ, tham lam, độc ác, và phù phiếm nhất của giai cấp thượng lưu Mỹ những năm 1920.
Sự phù phiếm cũng là một chủ đề khác mà mình rất thích trong Đại Gia Gatsby. Như đã nói ở trên thì Jay Gatsby có rất nhiều và cũng không có gì cả. Những người đến quẩy ở pun pạc ty của Gatsby đều đến vì những giá trị phù phiếm nhất của ông, trong khi chỉ có Nick Carraway quan tâm và tìm hiểu về con người bên trong toà lâu đài, nhưng điều đó cũng không thay đổi số phận của ông hay cách người khác thấy Jay Gatsby. Ở góc nhìn của người đọc, có vẻ nhân vật tỉnh nhất trong Đại Gia Gatsby chính là Nick Carraway. Nhưng còn một nhân vật rất tỉnh khác mà người ta thường quên mất: Jay Gatsby. Người duy nhất không thác loạn tiệc tùng trong những buổi quẩy tại gia của Gatsby chính là Gatsby. Bản thân Gatsby cũng nhìn thấy sự phù phiếm trong cuộc sống vật chất thừa mứa này, nhưng ông ta vẫn làm tất cả để có được sự chú ý của Daisy Buchanan. Đó vừa là tình yêu, lại vừa là biểu tượng của một sự phù phiếm khác. Tình yêu của Gatsby dành cho Daisy có bao nhiêu phần trăm là cảm xúc thật sự, và bao nhiêu phần trăm là ham muốn sở hữu và bù đắp cho những gì trước đây ông ta không thể có?
Viết về Gatsby thì đến ngày mai cũng không hết. Quyển này tất nhiên là rất hay, sẽ đọc lại nguyên bản tiếng Anh nữa. Đọc xong đối chiếu với cuộc đời của F. Scott Fitzgerald lại càng thấy hay hơn. À mà cũng chính F. Scott Fitzgerald là tác giả của truyện ngắn The Curious Case of Benjamin Button đó.
Lâu rồi mới lại viết về Gatsby. Mình viết về Gatsby cũng phải 3-4 lần trong 3 năm kể từ khi đọc lần đầu, mà lần nào viết cũng thấy còn quá nhiều thứ chưa nói. “

Review của bạn Tram
Review của bạn Tram

Bạn Kim nhận xét “

Chỉ có duy nhất ở Mỹ mới có cái gọi là “Giấc mơ Mỹ”. Đó là một giấc mơ về sự giàu sang, về cuộc sống tráng lệ nhất mà loài người từng có. Tuy nhiên, sự giàu sang ấy lại dẫn đến việc xã hội chỉ còn quan tâm đến vật chất, đạo đức con người trong xã hội ấy cũng dần dần bị suy đồi.

Gatsby, một gã trai nghèo bị ám ảnh bởi cái giấc mơ ấy, không ngừng phấn đấu để leo lên từng bậc, để giành lấy được danh vọng, sự giàu sang, vẻ hào nhoáng nhưng trên hết vẫn là để giành lại tình yêu của đời mình. Sau gần 5 năm, ông gặp lại người yêu ngày xưa. Nếu lúc trước ông vụt mất người tình chỉ vì không thể đáp ứng được cho cô gái quen sống trong nhung lụa, thì bây giờ, ông đã có tất cả, chỉ còn thiếu mỗi nàng. Mỗi đêm ông đều ra đứng trước biển, nhìn về cái đốm xanh ở đảo bên kia, đặt trọn niềm tin vào cái đốm sáng xanh ấy, mơ ước về một ngày lại được chung đôi. Nhưng rồi một bi kịch đã xảy ra, cái tên Gatsby sau cùng cũng bị quên lãng.

Cuộc đời của Gatsby có lẽ cũng chính là cuộc đời của tác giả Fitzgerald. Họ đều là “con sinh hiến tế”, là lời cảnh tỉnh cho những ai muốn theo đuổi cái “Giấc mơ Mỹ”. Gatsby trong tiểu thuyết có thể bị người đời quên lãng, nhưng hình tượng Gatsby trong thế giới chúng ta sẽ không bao giờ.

Tôi chọn bản dịch của Nhã Nam vì tôi đồng ý Gatsby có thể không vĩ đại nhưng ông ấy thật sự là một đại gia. Tuy nhiên lúc tôi mua là bản giấy trắng nên đọc có hơi nhức mắt. “

Bạn Diệp Đình nhận xét “

Khi đọc quyển này tớ đã mơ mơ hồ hồ vì lúc đó là 3 giờ sáng, đáng lí nên đi ngủ rồi. Tớ nghĩ phần đầu đọc có chút khó khăn vì nhịp truyện chậm rãi cũng không có những xung đột gay gắt. Càng về sau cốt truyện càng đi đến cao trào và lúc ấy thì tớ đã đọc một mạch mà không buông xuống. Tác phẩm này có phim chuyển thể tương đối thành công, gần đây tớ đã xem lại và hơi bất ngờ là vì mình thích nó hơn mình nhớ. Phim đẹp, nếu có điều kiện cậu hãy thử xem phim.

Phần bản dịch, có thể là do có chọn lọc trong cách dùng từ, cũng có thể bản dịch này rất ổn mà lần đọc này tớ đã đọc hết được. Tớ thấy điều dịch giả làm được chính là nắm bắt được cái hồn của tác phẩm, điều mà ít người làm được – thổi hồn vào câu từ. Thật sự, phải dành vài dòng để khen bản dịch này. Trước đó tớ đọc bản song ngữ Anh – Việt của Huonggiangbooks, kết quả là không hoàn thành được. “

Review của bạn Kim và Diệp Đình
Review của bạn Kim và Diệp Đình

Đây thật sự là một cuốn sách nên đọc và đáng đọc. Vậy còn chần chừ gì nữa mà không click ngay tại đây để sở hữu 1 em đi nào.

Giá 45.900 ₫Đại Gia Gatsby (Tái Bản 2018)