Người truyền ký ức của nữ nhà văn người Mỹ Lois Lowry đã đưa độc giả đến một xã hội hoàn hảo, đồng nhất. Với một xã hội giả tưởng, mọi thứ ở thế giới ấy đều rất tuyệt vời, không khác với thế giới của chúng ta là mấy. Để biết thêm về tác phẩm, hãy đọc bài review Người truyền ký ức ngay tại đây nha.
#1. Giới thiệu Người truyền ký ức
Thử tưởng tượng bạn sẽ được sống trong một xã hội đồng nhất. Ở đó, bạn sẽ không cần phải lo lắng về đồ ăn, thức uống, cũng không phải lo lắng về trộm cướp nữa. Một xã hội sạch đến từng milimét, không một tội ác nào xảy ra ở đây, không chiến tranh, không phân biệt chủng tộc, không phân biệt giàu nghèo, màu da. Tất cả các giai cấp, tầng lớp trong xã hội đều như nhau. Mọi người trong cộng đồng không còn phải đau khổ hay buồn phiền về điều gì nữa. Đọc đến đây, bạn có thực sự thích sống trong cái cộng đồng ấy không?
Giá 35.000 ₫Người truyền ký ức
Ở thế giới này có một bé trai Jonas chuẩn bị lên 12 tuổi và em ấy chuẩn bị nhận nhiệm vụ đầu tiên của cuộc đời mình. Ở đây, tất cả mọi thứ đều được ràng buộc bởi những luật lệ và sự chuẩn xác của ngôn từ. Luật lệ và nhiệm vụ được thiết lập bởi Hội đồng bô lão – những người sáng lập ra cộng đồng. Họ sẽ theo dõi từng đứa trẻ trong cộng đồng, cho đến khi chúng 12 tuổi, họ sẽ phân cho chúng một nhiệm vụ. Sau khi vượt qua được nhiệm vụ, cuộc đời của những đứa trẻ sẽ gắn liền với nhiệm vụ đó.
Nhiệm vụ ở đây có thể là kỹ sư, nhà khoa học, giám đốc khu giải trí, người trông trẻ,… Trong số đó, có một nhiệm vụ cao cả nhất , lớn lao nhất, đó chính là người truyền ký ức.
Ở cái xã hội này, nếu một đứa trẻ chỉ vô tình nói đùa “Con sắp chết đói đến nơi rồi” cũng sẽ bị đem ra phê bình rất nghiêm khắc. Bởi vì trong cái cộng đồng đó, ko có khái niệm chết đói. Một cái cộng đồng mà hàng năm chỉ có 50 đứa trẻ được sinh ra. Một cái cộng đồng mà người cha và người mẹ không phải là người sinh ra con cái mà họ đang nuôi. Một cái cộng đồng mà khi những đứa trẻ vượt qua 12 tuổi, chúng sẽ ko còn nhớ rằng mình bao nhiêu tuổi nữa. Một cái cộng đồng đòi hỏi phải chính xác về ngôn từ. Ví dụ một đứa trẻ hỏi “Bố mẹ có yêu con không” thì sẽ không nhận được câu trả lời nào cả. Ở đây cần đòi hỏi chính xác về mặt ngôn từ, con có thể hỏi “Bố mẹ thích con không?” hoặc “Bố mẹ có tự hào về thành tích của con không”. Một cái cộng đồng mà người già hoặc trẻ em mới sinh mà có khiếm khuyết thì sẽ bị “phóng thích”. Một cái cộng đồng mà tất cả mọi người đều đồng nhất với nhau về cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Cộng đồng của Jonas sống có những luật lệ kiểm soát hết sức chặt chẽ, hầu như không có một khe hở nào cho sự riêng tư. Nhờ vào luật chống khiếm nhã nên mọi người ở đây sẽ ko có mâu thuẫn, nỗi đau,… Quá khứ của mọi người đều bị dấu kín, tất cả những đứa trẻ đều là con nuôi. Số phận của tất cả con người ở đây đều do các bô lão quyết định, nếu ai không tuân theo thì sẽ bị phóng thích.
Jonas nhận được nhiệm vụ là Người truyền ký ức, từ công việc ấy, cậu khám phá ra được cảm xúc của tất cả mọi người. Cậu hiểu được những cảm xúc cơ bản nhất của con người, cảm giác yêu thương, sự cô đơn, sự tức giận. Cậu còn biết đến chiến tranh, sự tàn khốc của nạn đói và cái chết. Bước ra khỏi xã hội đang được vận hành yên ổn này, cậu bắt đầu ý thức những trật tự hoàn hảo ấy vẫn có những khiếm khuyết. Nhất là khi cậu chúng kiến cảnh bố phóng thích một đứa trẻ trong cặp song sinh. Một hành động giết người được huấn luyện thuần thục đến mức người ta chỉ cho rằng đó là một nhiệm vụ cần thiết.
Nổi bật trong cuốn sách là cái nhìn của một con người khao khát được sống với chính cảm xúc thật của mình. Điều đó giải thích cho lý do tại sao người tiền nhiệm của Jonas đã tự nguyện xin được phóng thích. Sau khi Jonas kế nhiệm, cậu cứ phải chịu đựng để tiếp tục sống.
Xem thêm: Review sách “Đọc vị bất kỳ ai”
#2. Những ai nên đọc tác phẩm này?
Người truyền ký ức là một tác phẩm được viết cho thiếu nhi. Nhưng không phải bất kỳ đứa trẻ nào cũng có thể cầm lên xem được. Như lời của tác giả nói về tác phẩm của mình.
“Người đàn ông tôi đặt tên là Người truyền Ký Ức đã truyền lại cho cậu bé hiểu biết, lịch sử, màu sắc, nỗi đau, tiếng cười, tình yêu và sự thực. Mỗi lần bạn trao một cuốn sách vào tay một đứa trẻ, bạn cũng đã làm điều đó. Đó là một điều mạo hiểm. Nhưng mỗi lần đứa trẻ mở một cuốn sách ra, nó đã đẩy cánh cổng ngăn cách mình và Nơi Khác. Và điều này đưa đến lựa chọn. Đưa đến tự do. Đó là những điều nguy hiểm một cách quý báu và tuyệt diệu.” – trích Người truyền ký ức.
Thật vậy, quyển sách mở ra cho những em nhỏ và cả người lớn là những sự lựa chọn, từ đó đưa đến tự do trong tư tưởng của chính mình. Xét cho cùng, Người truyền ký ức mang lại cho độc giả những cảm xúc tinh tế, mãnh liệt của con người. Cái đẹp lung linh, huyền ảo nhưng diệu kỳ của tình yêu thương. Cái sự lạnh lẽo, khô khốc và tàn ác của chiến tranh, của cái chết. Quyển sách là một chiếc chìa khóa để những em nhỏ mở ra cánh cửa cảm xúc của mình. Đôi lúc tôi thấy lạnh gáy vì hình ảnh cái chết nhưng thỉnh thoảng thấy ấm áp vì những tia sáng của sự yêu thương trong tác phẩm.
Không có gì bất ngờ khi Người truyền ký ức dành được Huân chương Newberry, là một tác phẩm văn học có ảnh hưởng và đóng góp to lớn đối với trẻ em. Mặc dù câu chuyện của Lois dựng lên khá hoang tưởng, nhưng có sự góp mặt của những nhân vật đời thường, phản ánh lên được những cảm xúc thật của một con người đúng nghĩa.
Xem thêm: Review sách “Nhà lãnh đạo không chức danh”
Quyển sách này sẽ không phù hợp với những ai có suy nghĩ về màu hồng vĩnh cửu hoặc một cái đẹp hoàn hảo. Nó là một quyển sách dành cho trẻ em, nhưng chỉ những em nhỏ nào có một trái tim ấm áp và dũng cảm, cũng như lòng vị tha ngây ngô của trẻ thơ.
#3. Review của độc giả
Bạn Hà nhận xét ” Câu truyện kể về một thế giới giả tưởng- nơi mọi thứ đều được các Bô lão- những người có quyền lực tối cao trong cộng đồng quyết định: từ việc đặt tên, công việc, kết hôn, sinh con, dưỡng lão,…đến cách nói năng, cư xử, hành vi. Tưởng chừng đây là một cuộc sống đáng mơ ước- nơi mọi bất trắc đã được loại trừ: chiến tranh, đói nghèo, bệnh tật, cha mẹ quở mắng và điểm thấp. Khi đến 12 tuổi mỗi người sẽ được trao cho Nhiệm vụ thích hợp trong cộng đồng. Thế nhưng nơi đây bị rập thành một khuôn mẫu đáng sợ: mọi người được học tất cả nhưng lại ” chẳng biết gì hết” : họ sống một cuộc sống đầy đủ về vật chất nhưng lại đói khát cảm xúc; họ không biết đến màu sắc, sự hiểu biết, lịch sử cũng như nỗi đau, tiếng cười, tình yêu thương, sự thật; họ sẵn sàng “phóng thích” một ai đó bằng một hành động tuy đơn giản nhưng vô cùng tàn nhẫn. Họ không hiểu mình đang làm gì và cứ thế sống một cuộc đời vô nghĩa. Và có lẽ Jonas cũng sẽ vậy nếu như cậu không được chọn làm Người Tiếp Nhận kí ức. Điều này đã đưa cậu ra ngoài trật tự quen thuộc, ra ngoài “cái đồng nhất” bằng những kí ức được tiếp nhận từ Người Truyền Thụ. Sau hàng loạt chuyện xảy ra cậu đã có một quyết định táo bạo: cậu đã bỏ trốn khỏi cộng đồng. Bằng sự dũng cảm, kiên trì, nghị lực và tình yêu thương cậu đã đến được nơi mà mình muốn đến- nơi mà mọi kí ức tồn tại. Sẽ có những đau khổ, mất mát, cô độc, nghèo đói, chết chóc nhưng cũng sẽ có hạnh phúc, ấm áp. Cộng đồng trong truyện vừa giống lại vừa khác với thế giới mà chúng ta đang sống. Câu truyện đã khiến ta nhận ra: Y chất vấn mọi giá trị mà ta ngẫu nhiên chấp nhận và xem xét lại mọi điều vững chắc nhất của mình. ” Người truyền kí ức” là một cuốn sách đáng đọc để suy ngẫm lại, nếu không quá vô tình. “
Một độc giả nhận xét ” Đây thật sự là cuốn sách hay nói về thế giới giả tưởng. Cuốn sách dành cho thiếu nhi nhưng người lớn cũng câng phải đọc.
Truyện kể về một thế giới mà ở đó mọi người đều không có ký ức ngoài trừ 2 người. Ở thế giới mà màu sắc không tồn tại, tất cả mọi thứ đều đồng nhất, nghĩa là họ không thể lựa chọn vì mọi thứ đều như nhau nên không thể phân biệt. Con cái trong gia đình không phải cùng huyết thống với vợ chồng. Một thế giới mà mọi bất trắc đã được loại trừ như chiến tranh, đau ốm, bệnh tật, đói nghèo,… một xã hội vẫn hành yên ổn trong kiểm soát.
Jonas là nhân vật được giao nhiệm vụ là người tiếp nhận ký ức trong buổi lễ lên mười hai tuổi, cậu lo sợ cũng có, háo hức cũng có. Từ đây đã đưa cậu ra ngoài trật tự quen thuộc, ra ngoài cái xã hội đồng nhất. Khác với mọi người cậu tiếp nhận những ký ức hạnh phúc có, vui vẻ có, yêu thương có,đau đớn có,… Nhưng cậu nhận ra rằng tại sao mọi người đều không thể có được ký ức đó như đáng lẽ họ phải có.
Tưởng rằng là khác biệt khi cậu có thể nhìn thấy màu sắc xung quanh, biết được những thứ vui vẻ, hạnh phúc mà mọi người chắc chứn sẽ không biết được nhưng lại đau đớn khi phải gánh chịu những ký ức nghèo đói, bệnh tật, chiến tranh. Và cậu càng nhận ra rằng mọi người đã bị cướp đi ký ức vốn thuộc về họ. Sống trong một cộng đồng mà giờ đây cậu đã biết người già và trẻ em nếu không đạt can nặng hay lớn tuổi đều bị phóng thích nghĩa là giết chết họ.
Kết thúc truyện là những ngày cậu trốn khỏi cộng đồng của mình. “
Một độc giả khác cho rằng đây là một thế giới mở “
Quyển sách là cuộc hành trình mở ra một thế giới mới, nơi mà ở đó không tồn tại mọi khái niệm về khổ đau, mất mát, cả chiến tranh hay bệnh tật. Ở thế giới “hoàn hảo” này mọi việc được sắp xếp và vận hành một cách hết sức trơn tru và hiệu quả. Từ việc tên gọi của mỗi cá nhân, đến gia đình nơi mà họ được sinh ra và cả nghề nghiệp cũng được cộng đồng định sẵn dựa trên những khả năng của mỗi cá nhân. Thế giới tưởng chừng như hoàn hảo ấy, nơi mà mới nghe qua ai trong chúng ta cũng muốn một lần được sống, lại tồn tại một khiếm khuyết được tạo bởi chính sự hoàn hảo ấy.
Jonas là một cậu bé sống cộng đồng “ hoàn hảo”. Cậu luôn cảm thấy được điều gì đó mà ngoài cậu ra, không ai có thể cảm nhận được nó, một cái gì đó rất khác mà cậu không tìm được từ ngữ nào để diễn tả. Bởi thế mà ở buổi lễ lên mười hai, cậu không tài nào đoán được công việc mà mình sẽ được cộng đồng chỉ định. Công việc của Jonas không giống với tất cả mọi người, đó không chỉ là công việc, đó là tiếp nhận cảm xúc, là tiếp nhận niềm vui, nỗi buồn, cậu phải chịu đựng cảm giác mất mát, khốn khổ, đau đớn đến tận cùng, đó là nhiệm vụ của “người truyền ký ức”.
“Người truyền ký ức” mang đến cho người đọc một cảm giác rất lạ và nhiều suy nghĩ chông chênh. Liệu cuộc sống ngày càng hiện đại có làm cảm xúc của chúng ta bị mất đi, hay có phải xã hội mà chúng ta sống đang cố xây dựng một thế giới như của Jonas. Những suy nghĩ về con người, về xã hội, về thế giới cứ thế ôm lấy chúng ta sau khi gấp quyển sách lại.
Quyển sách hết sức thành công trong việc tạo ra một thế giới tương lai giả tưởng cực kỳ lôi kéo người đọc trong việc diễn tả nội tâm nhân vật Jonas. Nhưng trên hết là việc gợi nên những cảm xúc khác nhau trong lòng đọc giả. Hãy cẩn thận, vì khi đã cầm “Người truyền ký ức” trên tay, bạn sẽ không thể đặt xuống cho đến khi đọc xong trang sách cuối cùng. “
Một độc giả cho rằng trên đời này không có thế giới nào là hoàn hảo cả ” Nếu bạn đang ảo tưởng về một cuộc sống vô âu vô lo bình đẳng về mọi mặt mọi vấn đề thì tôi khuyên bạn nên đọc cuốn sách này đi. Cuốn sách là một câu chuyện hư cấu về một thế giới ” tuyệt vời”, quả thực theo nghĩa đen đó là một thế giới tuyệt thật. Đó là một thế giới Đồng nhất, mọi người trong thế giới ấy bình đẳng một cách tuyệt đối. Ở thế giới ấy bạn không phải lo lắng đến đói khổ bởi sẽ có những phần ăn được phát theo nhu cầu từng người một cách miễn phí. Không lo dịch bệnh bởi có hệ thống y tế bác sĩ ở dạng bậc nhất có hệ thống cách ly triệt để. Ở thế giới đó bạn sẽ không lo mọi người “lừa gạt” nhau bởi một đứa bé chỉ cần nói:” Con sắp chết đói rồi” cũng bị phạt nghiêm khắc vì thực tế cậu ấy không thể nào chết đói được. Ở thế giới đó bạn sẽ không phải lo nghĩ đến chiến tranh và thậm chí người ta còn không biết chiến tranh là gì bởi chả có vấn đề gì có thể dẫn đến chiến tranh cả. Có lẽ khi nghe đến đây ai cũng muốn sống trong thế giới ấy một lần đúng không. Nhưng đấy chỉ là một phần của cái thế giới “tươi đẹp” đó,hãy đợi đến khi nghe xong phần sau hãy quyết xem có muốn sống trong một thế giới như thế không nhé. Đó là một thế giới đồng nhất và không có màu sắc, một thế giới không cần cạnh tranh về việc làm nhưng cũng không được tự do chọ việc làm. Một thế giới không có chiến tranh nhưng chỉ cần phạm 3 lỗi là bị phóng thích khỏi cộng đồng. Một thế giới không lo đói nghèo nhưng cũng không biết ba mẹ mình là ai không biết mình bao nhiêu tuổi. Đó là một thế giới mà đứng đầu là các Bô lão, họ sẽ là hội đồng quyết định số phận một đứa trẻ sinh ra có được vào cộng đồng của họ hay không, họ sẽ quyết định xem ai bị “đuổi” ra khỏi cộng đồng của họ. Họ quyết định nghề nghiệp của các thần dân của họ trong đó có nghề mẹ đẻ và nghề chăm sóc trẻ. Người mẹ đẻ tức là chỉ cố gắng sinh ra những đứa trẻ cho cộng đồng mà mình không được phép nuôi. Người chăm sóc trẻ là người giữ trẻ từ lúc chúng sinh ra đến lúc chúng được nhận nuôi- hay nói cách khác là phân phát cho cộng đồng. Và còn một nghề được coi là hết sức cao quý đó là người tiếp nhận ký ức… Jonas là cậu bé được tiếp nhận nghề cao quý ấy. Cậu nhìn thấy những thứ mà trước đây cậu chưa từng thấy đó là màu sắc đó là nắng vàng đó là tuyết trắng. Đó là chiến tranh là đói khổ là một thế giới thực sự. Cậu muốn rời khỏi cái thế giới nghèo nàn trí tưởng tượng với những luật lệ hà khắc này. Đây là nhân vật làm đọng lại trong lòng tôi một hình tượng người anh hùng quả cảm biết vượt lên hoàn cảnh dám rũ bỏ cái tầm thường sai trái nhưng quá đỗi quen thuộc. Người truyền kí ức của Lois Lowry là một cuốn sách mà những ai đang qua mơ mộng về thế giới cần đọc. Khi trao cuốn sách này cho một người bạn cần cân nhắc kỹ bởi nó có thể thay đổi hoàn toàn cái nhìn về thế giới này. Một cuốn sách giành cho thiếu nhi mà không phải người lớn nào cũng hiểu “
Vậy là mình đã review sách Người truyền ký ức xong rồi, nếu bạn muốn mua sản phẩm thì hãy click ngay tại đây nha.