Ban đang nghĩ đến việc rẽ sang hướng đi mới trong sự nghiệp? Tuy nhiên thời điểm này rất ít công ty tuyển dụng vì ảnh hưởng của dịch bệnh? Không hẳn vậy đâu! Hãy nhìn xung quanh và bạn sẽ thấy một số lĩnh vực vẫn đang tìm kiếm nhân sự nhiều là đằng khác đấy!
Sự bùng phát ngoài kiểm soát của virus Corona đã ảnh hưởng đến môi trường làm việc của chúng ta. Một số người phải làm việc tại nhà, thậm chí thất nghiệp. Nhưng ngược lại, vẫn có một số vị trí, ngành nghề được săn đón nhiều hơn bao giờ hết. Hãy cùng xem qua top những việc làm hot nhất có nhu cầu cao trong và sau đại dịch COVID-19 dưới đây nhé.
1. Dịch vụ & sản xuất thiết bị y tế
Virus Corona không chỉ làm tăng nhu cầu về nguồn lực y tế như y tá, bác sĩ hoặc các vị trí chăm sóc y tế khác. Trong thực tế, sự bùng phát nhanh chóng của dịch bệnh cũng dẫn đến sự thiếu hụt của thiết bị y tế. Việc sản xuất những thiết bị y tế này đã trở nên cấp thiết hơn để đảm bảo sự thành công của các quy trình điều trị và kiểm soát dịch bệnh.
Vậy thì điều đương nhiên là nhu cầu tuyển dụng ở các vị trí liên quan sẽ tăng lên, đặc biệt là trong ngành chăm sóc sức khỏe và sản xuất.
2. MXH và Digital marketing
Đối với nhiều người, tự cách ly để bảo vệ bản thân không có nghĩa là phải ngưng làm việc, họ sẽ chuyển sang sử dụng các phương tiện làm việc từ xa, sử dụng MXH và truyền thông nhiều hơn. Các doanh nghiệp đều biết điều đó. Vì vậy, họ tận dụng thời gian này để khởi động các chiến dịch truyền thông và digital marketing nhằm thu hút những người đang dành hàng giờ trên mạng mỗi ngày.
Nhân sự trong ngành truyền thông trở nên bận rộn hơn. Họ vừa phải theo kịp các xu hướng xã hội mới nhất vừa duy trì sự hiện diện trực tuyến của doanh nghiệp. Không chỉ tuyển những vị trí cố định mà các công ty cũng có thể thuê các vị trí tạm thời hoặc nhân sự tự do để đối phó với tình hình chưa từng có như hiện nay.
3. Công nghệ thông tin
Các công việc liên quan đến Công nghệ thông tin như chuyên gia dữ liệu, an ninh mạng đang có nhu cầu tăng cao bởi vì chúng ta cần phân tích dữ liệu và dự đoán rủi ro về bệnh tật, cũng như tác động của nó đến các hoạt động kinh tế – xã hội.
Thêm vào đó, tình hình hiện tại đặt ra thách thức về tiếp cận thị trường bằng kỹ thuật số cùng làn sóng chuyển đổi số (Digital Transformation) diễn ra mạnh mẽ. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải phát triển các giải pháp làm việc thông minh dựa trên nền tảng công nghệ để có thể làm việc và quản lý từ xa cũng như gia tăng hiệu suất. Lúc này, rất nhiều công ty không có lựa chọn nào khác ngoài việc bắt đầu chuyển đổi kỹ thuật số, điều đòi hỏi phải bổ sung các vị trí nhân sự về công nghệ thông tin.
4. Dịch vụ vận chuyển
Từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến giờ, nhu cầu mua sắm online tăng đột biến. Đại dịch đã thực sự kích thích ngành nghề này phát triển nhanh mạnh hơn bao giờ hết và giúp người dân nhận ra những tiện ích nổi trội của hình thức giao hàng này. Dịch vụ vận chuyển, giao hàng cũng là nghành nghề giúp giải quyết phần nào vấn đề thất nghiệp trong các nghành nghề lao động phổ thông do đại dịch gây ra, do nhu cầu nhân lực rất cao trong khi đòi hỏi về trình độ và kinh nghiệm và sự đào tạo lại không cần nhiều.
Hiện tại, các công ty chuyển phát như AhaMove, Grab, GHTK, GiaoHangNhanh… cũng có nhu cầu tuyển dụng cao bất chấp các ngành nghề khác đều phải cắt giảm nhân sự nghiêm trọng.
5. Thương mại điện tử
Thương mại điện tử là một trong những ngành chịu ít tác động tiêu cực từ dịch Covid-19 nhất, thậm chí phát triển mạnh mẽ do nhu cầu những sản phẩm thiết yếu lại tăng mạnh cùng với các hình thức thanh toán online và vận chuyển giao hàng ít tiếp xúc nhiều đã giải quyết được những hạn chế do đại dịch gây ra.
Ở Việt Nam, thương mại điện tử tuy không mới nhưng là đang đà phát triển mạnh mẽ từ trước dịch nên nhu cầu tuyển dụng lớn và nhiều doanh nghiệp sẵn sàng trả mức lương cao cho ứng viên đã có kinh nghiệm. Theo sự phát triển của xã hội, ngành này sẽ còn cần nhiều nhân sự hơn nữa và sẽ duy trì mức lương cao hơn các lĩnh vực kinh doanh truyền thống trong thời gian từ 3-5 năm tới.
Khảo sát của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam cũng cho thấy mức độ tăng trưởng trung bình của các doanh nghiệp thương mại điện tử trong giai đoạn cao điểm của đại dịch (tháng 2 – tháng 4.2020) là 14% so với cùng kỳ năm 2019.
– Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt nam 2020
6. Kinh doanh online
Đại dịch Covid-19 đã giáng một đòn mạnh mẽ đến hầu hết các ngành kinh tế. Tuy nhiên, nó lại là đòn bẩy cho sự phát triển của thị trường kinh doanh online. Hành vi của người tiêu dùng chuyển hướng mạnh mẽ từ offline sang online. Điều đó bắt buộc các doanh nghiệp phải chuyển đổi hoặc đẩy mạnh hình thức kinh doanh online. Đây không chỉ là lối đi duy nhất để duy trì hoạt động kinh doanh mà còn tạo cơ hội trở mình ngoạn mục cho nhiều doanh nghiệp.
Cùng với đó là tỉ lệ thất nghiệp cũng gia tăng do nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm nhân sự do không thể duy trì sản xuất trong mùa dịch. Tỉ lệ cá nhân chuyển sang kinh doanh tại nhà, kinh doanh online trên các MXH và cộng đồng gia tăng đột biến.
Số liệu thống kê cho thấy, cho đến nay có tới 44,8 triệu người tham gia mua sắm trực tuyến, 70% lượng người trong số đó sẽ trở thành động cơ thúc đẩy thị trường kinh doanh online phát triển mạnh mẽ.
Kết luận
Đương nhiên COVID-19 đã gây ra những tác động không mấy tích cực cho cả cuộc sống và công việc của chúng ta. Nếu không may bạn đang thất nghiệp, đừng bi quan. Hãy dành thời gian này để nghỉ ngơi, reset lại bản thân đồng thời tìm kiếm những cơ hội việc làm mới. Bạn có thể thử sức với các ngành nghề hot nhất mùa dịch trên thử xem, biết đâu lại phù hợp?
Xem thêm: