Shopee 8.8

451 độ F là một tác phẩm kinh điển chứa chuỗi hoang mang dồn dập về những tư tưởng mà các nhân vật trong sách thay nhau tuôn tràn trên giấy. 451 độ F là một tiểu thuyết giả tưởng của Mỹ về xã hội tương lai theo kiểu phản địa đàng vào cuối thế kỷ XXI. Khi đó, cuộc sống của con người đã trở nên sung túc và gần như họ ko cần phải lo nghĩ điều gì. Thậm chí những ngôi nhà cũng được bọc nhựa chống cháy, vậy nên lính cứu hỏa ko còn cần thiết nữa.

Họ bỗng trở thành lính phóng hỏa, công việc của họ là đi đốt sách. Để hiểu thêm về tác phẩm, hãy cùng mình xem bài review sách 451 độ F ngay tại đây nhé.

Review sách 451 độ F

Giá 47.250 ₫451 Độ F (Tái Bản)

#1. Nội dung sách 451 độ F

Guy Montag – nhân vật chính trong tác phẩm là một lính phóng hỏa. Thử hỏi, trong lịch sử đã có bao nhiêu lần nhân loại phải chấn động trước sự kiện đốt sách? Đốt sách không đơn thuần chỉ là một hoạt động, mà nó chính là hành động làm tổn hại nền tri thức của nhân loại. Đốt sách đồng nghĩa với việc phá hủy nền văn minh của loài người.

Không phải tất cả mọi người sinh ra đều tự do bình đẳng như Hiến pháp nói, nhưng tất cả mọi người đều được người ta làm cho bình đẳng.” – trích 451 độ F.

“Không phải tất cả mọi người sinh ra đều tự do bình đẳng như Hiến pháp nói, nhưng tất cả mọi người đều được người ta làm cho bình đẳng.” – trích 451 độ F.

Tuy nhiên, trong thế giới của 451 độ F, họ đã vượt qua cái nền văn minh ấy, sách gần như là những thứ không cần thiết ở trong cái thế giới này. Và những người lính cứu hỏa họ phải làm những gì mà họ nên làm, đó chính là đốt sách. Thế rồi trong một ngày nọ, trên đường về nhà Guy Montag gặp Clarisse McClellan. Một cô bé hàng xóm bị bệnh thần kinh, cô thích kể về ông bác hàng xóm và những ý tưởng kỳ diệu của cô. Đó là những suy nghĩ lạ lùng về một thế giới mới mà Montag chưa bao giờ được nghe. Và mọi thứ bắt đầu có vấn đề khi Guy Montag quyết định đọc thử những cuốn sách mà anh có trách nhiệm phải đốt đi.

“Anh không cần phải đốt những cuốn sách để hủy diệt một nền văn hóa. Chỉ cần làm cho người ta dừng đọc chúng là đủ.” -  trích 451 độ F.

“Anh không cần phải đốt những cuốn sách để hủy diệt một nền văn hóa. Chỉ cần làm cho người ta dừng đọc chúng là đủ.” –  trích 451 độ F.

Tư duy của con người đã có sự thay đổi khi câu hỏi tại sao ra đời. Montag bắt đầu thắc mắc về lý do của việc đốt sách. Tác giả đã đưa ra câu trả lời là loại trừ sách sẽ loại trừ được nhiều bất hạnh của con người. Sách khơi dậy sự tư duy, mà những tư duy ấy là cội nguồn của của đau khổ. Hạnh phúc chỉ đến từ những gì trực tiếp, đội trưởng đội lính phóng hỏa Beatty luôn nói.

Đừng đối mặt với các rắc rối, mà hãy đốt nó.” – trích 451 độ F.

“Đừng đối mặt với các rắc rối, mà hãy đốt nó.” – trích 451 độ F.

Trong thực tế, quan điểm này không hề mới. Có lẽ trong mỗi con người chúng ta đều có lần lựa chọn sự quên lãng để rẽ sang một con đường mới. Chúng ta từ chối đối mặt với những khó khăn, từ chối việc suy nghĩ về nó với hàng trăm lý do thuyết phục. Trong xã hội giả tưởng của Ray Bradbury, ông chỉ thêm một chính phủ chỉ đạo và một nhóm lính phóng hỏa chuyên đi đốt sách. Tác giả chu đáo đến mức ngay cả việc cân nhắc giữa việc chọn quên đi hay đối mặt ta cũng không cần phải bận tâm. Giống như việc người lính cứu hỏa giúp bạn cứu con mèo của bạn trên cây. Lính cứu hỏa sẽ tận tụy chăm sóc cho những nỗi lo lắng trong cuộc đời bạn, thậm chí bạn còn chưa kịp nhận thức được nó. Trong cái xã hội ấy, con người đã phải chịu tổn thương quá nhiều. Và cách họ tự xoa dịu nỗi đau của mình là tìm mọi cách phá hủy các thứ gây phiền toái cho họ. Dù cho Ray Bradbury đã chỉ ra rằng, đôi khi điều đó có nghĩa là họ đang tự gây hủy hoại chính bản thân họ.

“Sách chỉ là một dạng vật chứa nơi ta lưu nhiều thứ mà ta sợ mình có thể quên. Chẳng có gì kỳ diệu trong trong đó hết. Điều kỳ diệu chỉ nằm ở những gì sách nói, trong chuyện sách khâu các mảnh của vũ trụ lại với nhau thành một tấm vải duy nhất cho chúng ta.” – trích 451 độ F.

“Sách chỉ là một dạng vật chứa nơi ta lưu nhiều thứ mà ta sợ mình có thể quên. Chẳng có gì kỳ diệu trong trong đó hết. Điều kỳ diệu chỉ nằm ở những gì sách nói, trong chuyện sách khâu các mảnh của vũ trụ lại với nhau thành một tấm vải duy nhất cho chúng ta.” – trích 451 độ F.

#2. Ý nghĩa sách 451 độ F

Từ đầu cho đến cuối 451 độ F, mọi vấn đề đều xoay quanh hành động đốt sách, giải cứu sách và trăn trở về sách. Nhưng đây hoàn toàn không chỉ là câu chuyện về sách. Sau khi đọc 451 độ F, tôi tin rằng cho dù đề tài cụ thể của cuốn sách này là gì đi chăng nữa. Thì những tác phẩm kinh điển đều nói về vấn đề con người. Sách, ngọn lửa, những người lính phóng hỏa và các chi tiết khác trong tác phẩm đã cấu thành một chuỗi bất tận các ẩn dụ lồng ghép vào nhau. Các tầng nghĩa thay đổi liên tục làm cho tư duy của độc giả bị quá tải thông tin ở một số đoạn nhất định. Tuy nhiên, với việc giải mã hệ thống ẩn dụ làm cho độc giả cảm thấy vô cùng thú vị. Có lẽ bất kỳ người đọc nào cũng muốn đào sâu hơn một tác phẩm được xem là kinh điển của nền văn học thế giới.

451 độ F

“Văn hay thường xuyên chạm vào đời sống. Văn tầm tầm chỉ phớt qua đời sống. Văn tồi thỉ hãm hiếp đời sống rồi bỏ nàng đó cho ruồi.” – trích 451 độ F.

Một điều khác làm tôi yêu quý cuốn tiểu thuyết này là lối hành văn cực kỳ tinh tế của Ray Bradbury. Điển hình là cách kể chuyện của ông cũng thay đổi theo hành trình thức tỉnh tư duy của nhân vật Guy Montag. Trong phần đầu tác phẩm, Guy Montag gần như chỉ kể lại sự việc diễn ra xung quanh, văn phong đôi khi có phần rắc rối khiến người đọc khó nắm bắt. Qua điều đó, có lẽ độc giả cũng dễ dàng nhận ra sự bất lực của Montag trong việc tự bộc lộ chính mình. Nhưng kể từ khi anh bắt đầu trăn trở về cuộc sống, những câu hỏi tại sao xuất hiện trong đầu anh, mọi thứ đã dần chuyển biến, văn phong cũng trở nên mạch lạc rõ ràng hơn.

451 độ F

Nhồi nhét chúng với những dữ liệu không-thể-đốt, khiến chúng tắc nghẹn và no nê bởi những ‘sự thật’ và những tin tức ‘lung linh’ hào nhoáng. Sau đó chúng sẽ thấy mình đang suy tưởng, chúng sẽ có cảm giác chuyển động mà hóa ra lại đứng im. Và chúng sẽ thấy hạnh phúc bởi vì những kiểu ‘sự thật’ như thế sẽ không đổi. Đừng đưa cho chúng những thứ như triết học hay xã hội học để trói buộc chúng. Trong đó chỉ toàn chứa đựng sự buồn rầu.” – trích 451 độ F.

Ngoài ra, đây là một câu chuyện giả tưởng đã được xuất bản từ hơn nửa thế kỷ trước. Thật đáng tiếc vì bây giờ ta mới đọc được tác phẩm, ta sẽ không thể nào hiểu hết được những chi tiết tinh xảo trong trí tưởng tượng của Ray Bradbury được nữa. Tuy câu chuyện có một kết thúc mở, nhưng ít ra thì một phần nào đó của sách đã được cứu. Tôi vẫn cảm thấy sự cô đơn và nỗi hoang mang của Montag, có lẽ vì quá trình đọc sách của ông vẫn luôn là một hành trình đơn độc. Giống như việc ông không thể nào chia sẻ cùng cô vợ Mildred, với cô bạn Clarisse, với Beatty và cả Faber nữa. Vậy nên khi gấp trang sách lại, suy nghĩ của tôi về 451 độ F không phải là về sách, không phải những vấn đề về xã hội đầy vật chất. Mà tất cả chỉ gói gọn trong suy nghĩ: à, thì ra chúng ta cô đơn đến thế.

Xem thêm: Review Kẻ trộm sách

451 độ F

“Anh không cần sách làm gì cả, thứ mà anh cần là những điều đã từng nằm trong cuốn sách… Chẳng có ma thuật gì cả. Thứ ma thuật duy nhất là những gì mà sách nói, chúng khâu những mảnh vải của vũ trụ với nhau để tạo nên quần áo cho chúng ta.” – trích 451 độ F.

Xem thêm: Review sách Xách ba lô lên và đi

#3. Review của độc giả

Bạn Hoa cảm thấy tác phẩm hay và ý nghĩa ” Điều làm tác phẩm trở nên vô cùng giá trị là nằm ở tính dự báo tương lai của nó. Tác phẩm như lời tiên tri có sức nặng của tương lai. Mình dám chắc rằng nếu bạn đọc tác phẩm này vào thời điểm nó sáng tác và được cơ hội nhìn thế giới ở thời điểm hiện tại thì bạn sẽ sợ đến phát run vì thế giới mà ông mô tả vào thời điểm 60 năm trước lại giống thế giới chúng ta đang sống 1 cách đáng sợ.
451 độ F miêu tả một xã hội có cuộc sống phát triển đến mức hoàn hảo và con người chẳng phải suy nghĩ hay lo lắng về bất cứ điều gì. Ở đây sách bị xem là kẻ thù là thứ phải đốt, đôi khi họ đốt cả người đọc và giữ sách – đó cũng chính là nhiệm vụ của lính phóng hỏa. Guy Montag – nhân vật chính là một lính phóng hỏa. Cho đến một ngày anh gặp Clarisse McClellan, một cô bé hàng xóm kì lạ và chính cô là người đã khơi gợi bản chất thật vốn có trong Montag, khiến anh cuối cùng phải đọc quyển sách mà đáng lẽ phải đốt đi, từ đó mở ra một hành trình nhận thức và một cuộc chiến tâm lý đầy căng thẳng.
Bên cạnh tài năng sáng tạo tuyệt vời thì Ray Bradbury còn có lối viết hết sức tinh tế. Việc đổi ngôi kể chuyện theo từng giai đoạn diễn biến tâm lý của nhân vật giúp người đọc trải nghiệm rõ hơn hành trình của Montag.
Phần đầu của câu chuyện khá phức tạp và ngôn từ sử dụng khó nắm bắt nên chắc đó là lí do vì sao có nhiều bình luận bảo là dịch dở. Thật ra thì bản tiếng anh cũng phức tạp giống vậy. Và cuối cùng có 1 nhân vật mình rất thích nhưng vì nhắc đến nhân vật này thì spoil khá nhiều nên mình sẽ nói về nhân vật này ở phần comment. Với những bạn chưa biết thể loại phản địa đàng là gì thì mình cũng có để ở comment luôn nhé.”

Một độc giả khác nhận xét ” Đọc sách là thú vui của biết bao người. Sách là túi khôn, là trí tuệ của nhân loại. Bao nhiêu kiến thức từ ngàn xưa được lưu giữ lại trong sách. Người yêu sách trân quý chúng như con ngươi của mình, có người bao bọc, có người giữ gìn cẩn thận không để long bìa, lở gáy. Sách là đứa con yêu, là người bạn tri âm.

Thế rồi điều gì sẽ xảy ra nếu một ngày kia sách không còn được coi trọng như thế giới viễn tưởng trong “451 độ f” của nhà văn Mĩ Bradbury ? Trong thế giới đó, đọc sách, tàng trữ sách là có tội. Sách sẽ bị đốt bởi những người lính phóng hỏa. Đúng, lính phóng hỏa chứ không phải là lính cứu hỏa. Người nào vẫn còn yêu sách, thiết tha với sách, ôm trọn sách thì có thể bị đốt theo chúng.

Đó quả là một thế giới đáng sợ. Người ta chối bỏ sách vì sách đem lại nhiều tư tưởng, nhiều suy nghĩ, nhiều vấn đề khiến con người đau khổ. Mà con người thì cần hạnh phúc. Thế là đốt, đốt tất.

Họ chẳng cần sách, chẳng cần suy nghĩ gì nhiều. Họ chìm vào các thiết bị công nghệ. Bạn bè, gia đình họ là TV. Vợ anh lính phóng hỏa Guy Montag không thể chịu đựng nổi ý nghĩ tắt TV bởi vì nhân vật trong đó mang lại cho cô cảm giác như người thân trong nhà.

Họ nói toàn những thứ giống nhau và chẳng ai nói gì điều gì khác mọi người. Toàn những thứ nông cạn, chán nản, lặp lại làm cuộc sống trở nên quá tẻ nhạt. Montag cảm thấy sự chán nản ấy trong những cuộc trò chuyện nhưng rồi khi anh nói những thứ lớn lao hơn thì mọi người cho rằng anh đang bị điên, đang lên cơn điên.

Tác giả đã đi sâu khai thác tâm lý chán chường, hoài nghi, lo sợ, mệt mỏi… của anh lính phóng hỏa Montag để ta nhận ra sự quan trọng của sách. Cũng qua đó, tài năng của tác giả bộ lộ rõ rệt. Ta nhức đầu trước những mối bòng bong trong “451 độ f” bởi chúng được tạo ra từ một cái đầu siêu giỏi. “

451 độ F

Một độc giả cảm thấy tác phẩm rất thú vị và hấp dẫn ” Đây là một tác phẩm mang bối cảnh giả tưởng, khi các nhân vật ở vào thời đại khoảng 2050. Ở đó, truyền thông lên ngôi, con người hàng ngày làm quen với các chương trình truyền hình, các bản nhạc ầm ĩ, việc phóng xe tốc độ cao, những “niềm vui bất tận”… Các mẩu đối thoại, các đoạn diễn tả tâm lý xoay vòng, lặp đi lặp lại. Con người ta đang nói về những cái gì? Chẳng có gì. Họ đang sống vì điều gì? Chẳng có gì. Những chương trình quảng cáo, những thông tin nông cạn nhan nhản khắp mọi nơi.
Và thế là, người ta không cần phải nghĩ gì cho nhiều lắm, tri thức không cần được tiếp thu, kiến thức không cần được tìm hiểu. Người tàng trữ sách trở thành tội đồ, bị thiêu cháy, bị kết án. Nhiệm vụ của người lính, không phải là cứu hoả, mà là đốt, là thiêu huỷ mọi thứ, thiêu huỷ thứ tri thức “chết dẫm” của những người đã chết, của những kẻ mà ta không biết mặt, của Plato, của Khổng Tử… Khi mà thế giới không còn thích đọc. “Ai có thể buộc họ đọc khi mà họ không thích chứ”. Đúng vậy, khi không còn ai thích đọc thì việc đọc là dị biệt, sách là thứ bị cấm. Người tàng trữ sách là tội phạm.
Thế giới đó có xảy ra hay không? Hoàn toàn có thể, hoặc không thể, vì nó phụ thuộc vào loài người chúng ta. Tri thức nhân loại kết tinh lại trong vô hình, không thể nhìn thấy, nghe thấy, như cầm sàng mà sàng cát vậy… Tri thức khác với thông tin, thông tin mang tính thời sự, tồn tại trong một thời gian ngắn và biến mất sau đó; tri thức thì khác, nó như một ngọn lửa âm ỉ cháy trong đống củi ẩm ướt. Một ngày nào đó, củi ướt có thể khô, và lửa có thể cháy.
Và rồi, nó bùng cháy. Khát vọng cháy bỏng của con người là tìm tòi và học hỏi, từ đó tiến bộ vươn lên. Cho dù có ngăn cấm, có huỷ diệt, thì như phượng hoàng, từ đống tro tàn vẫn nảy được mầm sinh. “

Bạn Thu Hà cảm thấy đây là một tác phẩm xuất sắc ” Mình mua quyển sách này lúc đầu không kỳ vọng gì lắm nhưng thật sự cả quyển sách lại hóa ra một kiệt tác văn chương kinh điển, nên được đọc đi đọc lại nhiều lần.            
Muốn hiểu rõ quyển sách này ta phải đọc và suy ngẫm từng từ trong đó. Trùng hợp thay, suy nghĩ cũng là một trong những gì quyển sách xoay quanh.
Mà thực sự, mình nghĩ quyển “451 độ F” này thiên về suy nghĩ của chúng ta về câu chuyện, về nội dung về từng từ mà nó mang đến hơn là chính quyển sách, nội dung và câu chuyện.  mình nghĩ mỗi người nên tự tìm cho mình một ý nghĩ riêng về quyển sách sau khi đọc xong và đôi khi có thể bất ngờ trước cách mọi chuyển lại hóa ra như thế. Nếu bạn dùng tâm và trí óc để nghiền ngẫm từng con chữ trong kiệt tác vĩ đại này, mình dám chắc thành quả đạt được thực sự rất lớn và 228 trang sách còn vượt lên và vĩ đại hơn cả câu chuyện vốn dĩ đã triết lý, gay cấn và bất ngờ này. Kiệt tác. “

451 độ F

Bạn Nguyễn nhận xét ” Đây là một tác phẩm nhỏ nhưng có tầm vóc vĩ đại. 451 độ F (233 độ C) là nhiệt độ gì, vì sao tác giả Ray Bradbury lại chọn nó làm nhan đề cho tác phẩm của mình? Nếu tiết lộ thì cuốn sách sẽ không còn nhiều bất ngờ nữa, nhưng thực sự đây là một tác phẩm đáng đọc vì tư tưởng và những cảnh báo về văn hóa xã hội của nó, cũng như vì một cốt truyện lôi cuốn và hấp dẫn. Khám phá ra cách thắp lửa là một trong những phát kiến vĩ đại nhất của loài người, đồng thời cũng là một trong những phát minh có tính hủy diệt nhất, Tần Thủy Hoàng đốt sách, bọn phát xít đốt sách, những thư viện Alexandria và Baghdad bị thiêu trụi, những cuốn sách của người Aztec và Maya bị đốt bỏ… bao tinh hoa kiến thức của nhân loại đã mất tích vĩnh viễn. Vì giấy có thể bắt lửa. Những con người sống trong xã hội mà quyển sách này mô tả, họ có biết rằng chính họ đang thiêu hủy tri thức và lương tâm của nhân loại mà không cần đến lửa? Những kẻ không nhớ đến quá khứ, sẽ không có tương lai, và vẫn có những người khác, bất chấp hiểm nguy, cố giữ lại một phần quá khứ ấy, vì chân lý không thể bị thiêu rụi dù bằng bất cứ nhiệt độ nào. “

Bạn Ngô Đoài đánh giá “Bất kì thời đại nào, sự tự do trong tư tưởng của đại chúng là điều nhà cầm quyền không hề mong muốn. Hạn chế thông tin với người dân là luôn tồn tại ở mức độ nào đó. Giống như trong tiểu thuyết, chính phủ đốt sách, sửa chữa lịch sử, … là điều đã và đang thành công trong hiện thực. Xã hội khi con người phụ thuộc vào nguồn thông tin được chủ động đưa đến cho họ ( mạng internet, truyền hình) mà mất khả năng tự hỏi thì sẽ bị kiểm soát về tư tưởng. Có đoạn gã đại úy đã nói tất cả những gì mọi người cần biết là 3 cuốn sách : ” Kinh thánh”, ” Đến ngọn hải đăng” và ” Moby Dick”. Ngoài giá trị tư tưởng thì sách cũng hay trong diễn biến tâm lý các nhân vật, khi luôn mâu thuẫn về quá khứ- cuộc sống hiện tại, bảo vệ chân lí- tình bạn, tình thân.

Review sách 451 độ F

Để sở hữu một cuốn sách kinh điển như thế này, các bạn hãy click ngay tại đây nha. Chúc bạn có những giây phút đọc sách thật thư giãn.

Giá 47.250 ₫451 Độ F (Tái Bản)