Shopee 8.8

Thế giới từng phải đối mặt với những căn bệnh hiểm nghèo và có sức lây lan khủng khiếp. Số người tử vong lên đến hàng triệu người trong một đợt dịch. Hiện tại, dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán do virus corona chủng mới gây ra đã lây lan từ Trung Quốc ra nhiều nước khắp thế giới. Nhưng liệu dịch bệnh mới này có nguy hiểm như các đại dịch trước đây trong lịch sử loài người hay không? Hãy cùng TopReview.vn tìm hiểu về Top 10 dịch bệnh từng làm thay đổi thế giới nhé!

1. Dịch tả (600 BC – 1817)

Theo thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới dịch tả là dịch bệnh được ghi nhận lây lan ra toàn cầu từ rất sớm. Nguồn gốc xuất phát từ tiểu lục địa Ấn Độ, ở vùng châu thổ sông Hằng vào thời cổ đại. Bệnh tả xuất hiện ở châu Á khoảng 600 năm trước công nguyên. Bệnh tả trở thành dịch xuất hiện đầu tiên từ các tuyến đường thương mại đến Nga năm 1817. Sau đó, lan sang các phần còn lại của châu Âu; rồi từ châu Âu sang Bắc Mỹ. 

Dịch tả - dịch bệnh lây lan ra toàn cầu từ rất sớm
Dịch tả – dịch bệnh lây lan ra toàn cầu từ rất sớm

Tổng cộng, khoảng 7 trận đại dịch tả xảy ra trong vòng 200 năm. Năm 1832, gần 40.000 người dân Paris chết vì dịch tả. Năm 1848 – 1849 nước Anh có 70.000 người chết. Đại dịch năm 1854 đã cướp đi sinh mạng 1/8 dân số thành phố London…

2. Dịch hạch (541 – 750) – Không còn ai để chết

Yersinia pestis hay pasteurella pestis là vi khuẩn gây ra bệnh dịch hạch. Đây là bệnh nhiễm trùng gây tử vong cao. Nó khởi phát từ Ai Cập, nơi những con chuột đen mang theo bọ chét, mầm bệnh. Nó đã theo tàu vượt qua biển Địa Trung Hải tới Constantinople, thủ đô của Đế quốc Byzantine, vào năm 541 sau Công nguyên. Số người chết rơi vào khoảng 75 – 200 triệu người.

Dịch hạch - Không còn ai để chết
Dịch hạch – Không còn ai để chết

Dịch hạch là căn bệnh kinh hoàng với tỷ lệ tử vong cao trong lịch sử nhân loại. Nó có tính truyền nhiễm nguy hiểm. Người mắc bệnh có những triệu chứng sốt, đau đầu, mệt mỏi, hoại tử và sưng hạch bạch huyết. Đặc biệt ở nách và háng. Được mệnh danh là “Cái chết đen”, thời kỳ 1346 – 1350, dịch bệnh này lan rộng làm rung chuyển châu Âu; Trung Đông; Nga; phía bắc châu Á. Hai phần ba số người nhiễm bệnh thiệt mạng chỉ trong vòng 4 ngày.

3. Đậu mùa (thế kỷ 15 – 17)

Đậu mùa là một trong những dịch bệnh cổ xưa nhất và nguy hiểm nhất trong lịch sử loài người. Nó đã từng khiến dân số bản địa tại Châu Mỹ từ khoảng 100 triệu chỉ còn có 5-10 triệu. Virus gây ra bệnh đậu mùa có tên là Variola, cứ 10 người nhiễm virus thì chắc chắn có 3 người tử vong.

Người mắc bệnh đậu mùa sẽ sốt cao, đau nhức cơ thể, phát ban với mụn cứng hoặc mụn mủ. Người bình thường nếu tiếp xúc với da hoặc dính phải các chất dịch từ cơ thể nhiễm bệnh cũng có nguy cơ mắc phải.

Đậu mùa là một trong những dịch bệnh nguy hiểm của loài người
Đậu mùa là một trong những dịch bệnh nguy hiểm của loài người

Các nhà khoa học đã tìm ra vắc xin cho bệnh đậu mùa vào năm 1796. Tuy nhiên dịch bệnh này vẫn lan rộng trên toàn thế giới. Thậm chí, vào năm 1967, một vụ dịch nổ ra đã làm 2 triệu người thiệt mạng. Ngày nay, virus đậu mùa chỉ còn tồn tại trong những phòng thí nghiệm dùng cho nghiên cứu. Chúng cũng được bảo mật cực kỳ nghiêm ngặt.

4. Dịch sốt rét

Sốt rét là một trong những dịch bệnh cổ xưa nhất, được ghi nhận đã xuất hiện từ hơn 4000 đến 10 ngàn năm trước. Cùng thời điểm con người bắt đầu định cư cố định và trồng trọt thay vì săn bắn hái lượm. Thực chất, muỗi không phải là thủ phạm chính gây nên dịch bệnh này. Sốt rét gây ra bởi loài ký sinh trùng Plasmodium, chúng ký sinh trên cả muỗi và người. Khi những con muỗi bâu đến hút máu bạn, chúng sẽ truyền sốt rét vào người bạn.

Sốt rét - dịch bệnh cướp đi hàng nghìn mạng sống
Sốt rét – dịch bệnh cướp đi hàng nghìn mạng sống

Chỉ riêng mình cuộc Nội chiến Mỹ, nhiều số liệu thống kê đã ghi nhận lại gần 1.5 triệu ca bệnh, và hơn 10.000 trường hợp tử vong trong số đó. Trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, sốt rét đã làm tê liệt toàn bộ lực lượng của Anh, Pháp và Đức suốt gần 3 năm. Ngày nay, sốt rét vẫn là vấn đề nhức nhối của nhân loại. Mỗi năm, từ 350 đến 500 triệu trường hợp mắc sốt rét được ghi nhận ở khu vực châu Phi.

5. Dịch cúm Tây Ban Nha (1918 -1919)

Dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 – 1919 là đại dịch toàn cầu lớn nhất với 500 triệu người nhiễm bệnh. Con số này tương đương với một phần ba dân số thế giới vào thời điểm đó. Đại dịch bệnh này làm khoảng 20 đến 50 triệu người thiệt mạng. Bệnh xuất hiện đầu tiên ở châu Âu, sau đó lan sang Mỹ, một phần châu Á. Thậm chí nó còn lan đến Bắc Cực và các đảo hẻo lánh ngoài khơi Thái Bình Dương.

Nó nguy hiểm vì biểu hiện ban đầu chỉ tương tự cúm thường. Khi ở thể nặng, da bệnh nhân chuyển sang màu xanh, ho dữ dội dẫn tới ói mửa, tiểu tiện không tự chủ. Virus tấn công mạnh vào phổi và nhiều nạn nhân chết vì viêm phổi.

Dịch cúm Tây Ban Nha 1918 -1919
Dịch cúm Tây Ban Nha 1918 -1919

Đại dịch chính thức kết thúc vào tháng 12 năm 1920. Nhiều nhà nghiên cứu ước tính số lượng người chết thực sự trong đại dịch này phải lên đến 100 triệu người. Điểm khác biệt của đại dịch cúm này với các dịch cúm khác là đối tượng tấn công của virus. Người nhiễm bệnh chủ yếu là những thanh niên, hoàn toàn khỏe mạnh.

6. Đại dịch HIV/AIDS (1981 – nay)

Đại dịch này đã khiến 25 triệu người chết. Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người HIV/AIDS lần đầu được phát hiện tại Cộng hòa Congo năm 1976. Dịch bệnh bùng phát đầu thập niên 1980. HIV/AIDS vẫn là một trong những thảm họa kinh hoàng nhất mà nhân loại phải đối mặt trong nhiều năm gần đây. Đến đầu những năm 2000, có gần 25 triệu người tử vong trong số 65 triệu người nhiễm.

Người mắc HIV/AIDS
Người mắc HIV/AIDS

Nếu không có hệ thống miễn dịch hoạt động tốt, những người bị HIV/AIDS sẽ dễ mắc phải những tổn thương khác. Nó sẽ gây nhiễm trùng rồi dẫn đến tử vong. Virus lây lan qua máu và các chất dịch cơ thể. Hầu hết những người nhiễm virus đều qua quan hệ tình dục hoặc chia sẻ kim tiêm với người mang mầm bệnh. Các biện pháp phòng ngừa và điều trị HIV/AIDS đều đã được cải thiện. Liên Hiệp Quốc cho biết đến cuối năm 2018, có khoảng 27,9 triệu người nhiễm HIV/AIDS; 24,5 triệu người trong số đó được điều trị bằng thuốc kháng vi rút.

7. Đại dịch SARS (2002 – 2003)

Những ca bệnh đầu tiên được ghi nhận tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Dịch bệnh SARS lây lan ra 29 quốc gia làm hơn 8.000 người nhiễm bệnh; hơn 900 người tử vong. Virus SARS-CoV gây đại dịch SARS là một chủng virus corona. Đây là loại virus cùng họ với virus nCoV mới đang gây ra dịch viêm phổi cấp Vũ Hán. Đến nay thế giới vẫn chưa tìm ra vắc xin để phòng ngừa SARS an toàn, hiệu quả.

SARS 2002 khiến nhiều người tử vong
SARS 2002 khiến nhiều người tử vong

Đại dịch kết thúc nhanh chóng, tỉ lệ tử vong thấp một phần nhờ hiệu quả của việc phản ứng nhanh; hành động quyết liệt của chính phủ các nước. Các nước kiểm dịch các khu vực bị ảnh hưởng và cách ly hoàn toàn các cá nhân bị nhiễm bệnh.

8. Cúm H1N1 (2009 – 2010)

Năm 2009, dịch cúm H1N1 xuất hiện và gây chấn động toàn thế giới. Đây là một dạng mới của virus cúm xuất hiện tại Mexico. Trong vòng vài tháng, dịch cúm đã lây nhiễm cho hàng trăm triệu người; số ca tử vong toàn cầu từ 151.700 đến 575.400. Nó lan nhanh tới 214 quốc gia và khiến nhiều người lo lắng và sợ hãi. Tháng 8/2010WHO tuyên bố H1N1 là đại dịch toàn cầu. Nó là một loại virus cúm mới lây lan ở người rất nhanh.

Biểu đồ sự lây lan của đại dịch cúm H1N1
Biểu đồ sự lây lan của đại dịch cúm H1N1

Dịch bệnh này có thể dễ dàng lây lan từ người sang người giống như cách lây lan của cúm thường. Trong không khí có chứa các hạt nước nhỏ li ti khi người bệnh ho; hắt hơi; cười hoặc nói chuyện bạn đã có thể bị nhiễm bệnh. Người bệnh cũng có thể nhiễm virus cúm do tiếp xúc, chạm tay vào bề mặt vật dụng bị nhiễm virus…

9. Dịch Ebola (2014)

Đại dịch Ebola là nỗi khiếp sợ của toàn nhân loại trong năm 2014. WHO xác nhận gần 7.000 trường hợp tử vong vì virus này. Sức tấn công mạnh của đại dịch khiến 70% dân số Tây Phi nhiễm bệnh. Ebola bùng phát mạnh mẽ nhất tại các vùng Guinea, Sierra Leone, Liberia. Hiện tại, người ta vẫn chưa tìm ra cách phòng ngừa Ebola. Virus Ebola được đặt tên theo một dòng sông gần với nơi bùng phát đầu tiên. Mặc dù dịch bệnh này không lây nhiễm trên quy mô toàn cầu nhưng lại được đánh giá là cực kỳ nguy hiểm.

Ebola - nỗi khiếp sợ của người dân châu Phi
Ebola – nỗi khiếp sợ của người dân châu Phi

Bệnh lây truyền thông qua tiếp xúc trực tiếp với máu; dịch tiết cơ thể như tinh dịch; sữa mẹ; mồ hôi; nước mắt hoặc chất bài tiết; chất thải của người mắc bệnh Ebola. Đến năm 2016 bằng nhiều phương pháp hỗ trợ dịch bệnh với được đẩy lùi. Nó đã giết chết 11.325 trong số 28.600 người nhiễm bệnh. Hầu hết các trường hợp là ở Guinea, Liberia và Sierra Leone.

10. Covid-19 (2019 – hiện tại)

Tháng 1/2020, chính quyền Trung Quốc công bố ca nhiễm Covid-19 đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Tính đến ngày 10/4, thế giới có 1.602.691 ca nhiễm dịch bệnh, trong đó 95.657 ca đã tử vong. Cho đến nay, toàn thế giới vẫn đang căng mình tìm cách ngăn chặn dịch bệnh bằng nhiều biện pháp khác nhau. Một số cách như phong tỏa đất nước; tạm dừng khai thác hàng không; cấm hoạt động tại các địa điểm công cộng…

Covid-19 bắt nguồn từ Trung Quốc khiến cả thế giới chao đảo
Covid-19 bắt nguồn từ Trung Quốc khiến cả thế giới chao đảo

Hiện tại Mỹ đang là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đại dịch này. Mặc dù diễn biến dịch bệnh vẫn phức tạp nhưng hầu hết người dân và chính phủ các nước đều có niềm tin dịch bệnh sẽ được đẩy lùi. Dân trí cao, ý thức phòng bệnh và tình đoàn kết của người dân trước đại dịch càng khiến niềm tin này thêm lớn.

Tổng kết

Dịch bệnh luôn khiến tất cả chúng ta lo lắng và khiếp sợ. Đã có hàng nghìn, hàng triệu người tử vong. Nền kinh tế cũng bị ảnh hưởng hàng nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, bằng bản năng sinh tồn mạnh mẽ của mình, chúng ta luôn vượt qua và càng ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn. Hy vọng qua Top 10 dịch bệnh từng làm thay đổi thế giới đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hơn.

Có thể bạn quan tâm