Giết con chim nhại là tác phẩm đầu tay cũng như tác phẩm cuối cùng của nhà văn Mỹ Harper Lee. Giống như Bắt trẻ đồng xanh, tác phẩm này cũng nhìn nhận và lên án thực trạng xã hội lúc bấy giờ. Mặc dù các bậc cha mẹ không ai muốn con mình đi ngược với lối mòn đạo đức xưa nay. Thế nhưng tác phẩm vẫn nằm trong top 35 cuốn sách nên đọc trong đời bởi tính nhân văn sâu sắc ẩn sâu trong từng trang giấy.
Nội dung sách Giết con chim nhại
Giết con chim nhại được lấy bối cảnh cuộc sống ở thị trấn Maycomb, miền Nam nước Mỹ. Ông viết về vấn đề đang được tranh cãi lúc bấy giờ, đó là nạn phân biệt chủng tộc. Nạn nhân được đề cập đến trong tác phẩm là Tom Robinson – một chàng trai da đen, hiền lành. Anh bị khép tội cưỡng hiếp Mayella Ewell – một người phụ nữ da trắng. Atticus – luật sư của anh đã cố gắng giúp anh thoát khỏi tù tội, nhưng sau cùng anh vẫn bị khép tội tử hình. Vì quá hoảng sợ, anh đã vượt ngục, nhưng cảnh sát đã phát hiện ra anh và bắn chết anh. một cái chết thật đáng buồn.
Chim nhại là biểu tượng của sự tốt đẹp
Giá 97.200 ₫Giết con chim nhại
“Jack! Khi trẻ con hỏi chú điều gì hãy trả lời nó, vì thiện chí. Nhưng đừng bịa chuyện. Trẻ con là trẻ con, nhưng chúng có thể phát hiện sự lẩn tránh nhanh hơn người lớn và sự lẩn tránh chỉ làm chúng bối rối… Ngôn ngữ bậy bạ là một chặng đường mà mọi trẻ con đều đi qua, và với thời gian nó sẽ chết, khi bọn trẻ biết ra rằng chúng không thể thu hút sự chú ý bằng cái thứ ngôn ngữ đó…” – trích Giết con chim nhại.
Nội dung nổi bật thứ hai là câu chuyện nói về ông Authur. Ông từng bị kết án do tội gây rối trật tự công cộng. Bên cạnh đó, ông còn bị mang tiếng là chơi với bạn xấu, vì những nỗi xấu hổ đó, ông đã nhốt mình trong nhà suốt mười năm. Chẳng qua là ông không muốn tiếp xúc với xã hội bên ngoài nữa, nhưng mọi người lại nghĩ rằng ông là một kẻ nguy hiểm, bí ẩn và xấu xa trong thị trấn. Nhưng chính ông là người cứu hai đứa con của Atticus và giết chết Boo Ewell để bảo vệ lũ trẻ khỏi sự trả thù của hắn. Vị cảnh sát trưởng đã dựng ra câu chuyện Ewell tự ngã lên con dao của mình thay vì bắt Authur để điều tra. Dù anh ta có thể thoát khỏi tội giết người. Nhưng chắc hẳn rằng Authur không thể thoát khỏi ánh mắt và sự tập trung của mọi người dồn về phía mình.
“Bố cố hết sức để yêu thương mọi người… Đôi khi bố cảm thấy khó khăn… không hề là sự xúc phạm khi mình bị người ta gọi là thứ gì đó mà họ nghĩ là một cái tên xấu. Nó chỉ cho con thấy người đó tội nghiệp làm sao, nó không làm tổn thương con…” – trích Giết con chim nhại.
Ban đầu, tác giả đã đặt tên cho tác phẩm là Atticus, nhưng sau đó ông đã đổi thành Giết con chim nhại vì nội dung cuốn sách đã vượt qua phạm vi về cuộc đời của nhân vật. Chim nhại chẳng làm gì khác ngoài việc mang tiếng hót đến cho ta thưởng thức. Chúng không gây ảnh hưởng gì đến con người, chúng chỉ hót bằng cả trái tim của mình cho ta thưởng thức. Chúng là biểu tượng của sự trong sáng và tốt đẹp. Vì thế, giết chết chim nhại là một hành động tội lỗi. trong tác phẩm, chim nhại được gắn liền với những hình ảnh của nạn nhân vô tội trong thị trấn Maycomb, trong đó có Tom Robinson và Authur.
Xem thêm: Review sách “Đọc vị bất kỳ ai”
“Bố muốn con thấy lòng can đảm thực sự là gì, thay vì có ý nghĩ rằng can đảm là người đàn ông với khẩu súng trong tay. Đó là khi con biết mình sẽ thất bại từ trước khi bắt đầu nhưng dù vậy con vẫn bắt đầu và con theo đuổi nó tới cùng, dù có chuyện gì xảy ra. Con hiếm khi thắng, nhưng đôi khi con cũng thắng. Bà Dubose đã thắng, tất cả bốn mươi sáu ký của bà. Theo quan điểm của bà, bà đã chết mà không mắc nợ bất cứ cái gì và bất cứ ai. Bà là người can đảm nhất bố từng biết.” – trích Giết con chim nhại.
Nạn phân biệt chủng tộc
Khi nói đến nạn phân biệt chủng tộc, nhiều bạn đọc có thể liên tưởng đến những cuốn sách lịch sử chính trị về những câu chuyện lớn lao của nhân loại. Vậy thì, Giết con chim nhại ko thể trở thành một cuốn sách kinh điển gối đầu giường của những người yêu sách nữa rồi. Tuy viết về một vấn đề phức tạp nhưng tác giả không dùng lời văn cứng nhắc. Tác phẩm đi sâu vào lòng người đọc bằng cái nhìn ngây thơ. Nhưng lại gây ám ảnh bởi hình ảnh của cô bé Scout với tuổi thơ đầy bất hạnh.
Với nét bút nhẹ nhàng và đầy chua cay, tác giả vẽ nên một bức tranh đầy u buồn bởi những tư tưởng phân biệt và bất công trong xã hội. Tuy nhiên, trong bức tranh đó, tác giả còn gửi gắm những tia sáng hy vọng qua nhân vật người cha – Atticus. Ông chính là người luật sư đã cố gắng bào chữa cho Tom Robinson thoát khỏi tù tội. Bên cạnh đó, ông cũng là tấm gương nhân cách mẫu mực cho hai đứa con của mình, là Jem và Scout. Ngoài ra, tác giả còn nhắc đến những con người tử tế thầm lặng trong thị trấn bằng lời văn trân trọng và sâu kín. Ông tin tưởng về một tương lai tốt đẹp sẽ đến với nước Mỹ.
Cuộc chiến chống lại nạn phân biệt chủng tộc vẫn diễn ra mỗi ngày, cho dù chính phủ và người dân đã nỗ lực xóa bỏ. Nhưng để loại bỏ hoàn toàn thì là điều không dễ dàng. Trong tác phẩm Giết con chim nhại, tác giả chỉ đưa ra một vụ án nho nhỏ điển hình cho hàng loạt các vụ án vô lý diễn ra khắp miền Nam nước Mỹ thời đó. Qua đoạn trần thuật của Scout và phiên tòa xét xử Tom Robinson, độc giả sẽ có cái nhìn toàn diện về phiên tòa ở nước Mỹ.
Việc phân chia ghế ngồi cho người da đen và người da trắng cũng cho thấy phần nào về vấn đề phân biệt đối xử lúc ấy. Một vụ án hiếp dâm không hề có những chứng cứ y học của công tố viên, mọi kết luận đều được dựa trên lời khai mập mờ của hai nhân chứng. Bị cáo là một người da đen trầm lặng, tốt bụng, vì thương cho cô gái da trắng không có ai giúp đỡ. Ai ngờ lại bị chính cô ta vu oan vì dụ dỗ anh không thành. Một vụ án với những tình tiết mà một người bình thường nhìn vào đã thấy rõ kết quả. Nhưng với sự phân biệt đối xử của xã hội nước Mỹ thời đấy, thì một người da trắng luôn đáng được bảo vệ hơn một người da đen vô tội. Ông Atticus đã dùng hết tất cả tài năng và đức hạnh của mình để đưa ra những lập luận không thể sắc bén hơn nhưng vẫn không thể thắng được định kiến của xã hội. Cái kết của Tom Robinson đã là một cái kết được định sẵn.
Xem thêm: Review sách “Vô thường”
Tiếng thở dài tiếc nuối
Tác giả phải cất lên một tiếng thở dài tiếc nuối cho cuộc đời của Tom Robinson.
“Bố Atticus đã sử dụng mọi công cụ sẵn có cho người tự do để cứu Robinson, nhưng trong tòa án bí mật của trái tim con người, bố Atticus không có cơ hội. Tom đã chết kể từ lúc Mayella Ewell mở miệng gào lên.” – trích Giết con chim nhại.
Dù biết trong cuộc chiến này, phần trăm thắng chỉ là một phần nghìn, nhưng ông vẫn kiên định với sự lựa chọn của mình, sống đúng với lương tâm của bản thân. Ông đơn độc đấu tranh, không chỉ cho Tom, mà còn cho chính ông, cho xã hội. Bằng sự khôn ngoan và trái tim ấm áp, ông Atticus đã đem lại sự xúc động lớn cho những người da đen, cho những con người muốn hướng đến một thế giới bình đẳng.
“Bởi vì cho dù chúng ta đã bị đánh bại một trăm năm trước khi chúng ta bắt đầu thì đó cũng đâu phải là lý do khiến chúng ta không cố thắng.” – trích Giết con chim nhại.
Hai đứa con của Atticus đã học được nhiều điều từ phẩm chất của ông, chúng đã hiểu được phần nào tư tưởng mà ông muốn truyền đạt.
“Không, Jem, em nghĩ chỉ có một hạng người. Đó là người – Anh cũng nghĩ như vậy…Nếu chỉ có một hạng người, tại sao mọi người không thân thiện được với nhau? Nếu tất cả đều giống nhau, tại sao họ lại mất công coi thường nhau?” – trích Giết con chim nhại.
Đó sẽ là tiền đề cho những đứa trẻ để chúng sau này có thể đấu tranh đưa tất cả mọi người thoát khỏi sự phân biệt màu da.
Thông qua cách kể của cô con gái, tác giả đã lồng ghép những suy nghĩ sâu xa của bản thân về cách cư xử và suy nghĩ của con người trong thị trấn. Con người thật buồn cười, chính bản thân họ cũng ko biết rằng việc đối xử bất công với người da đen chẳng khác nào họ cũng giống như những kẻ xấu xa trên thế giới này. Atticus đã nhắn nhủ với con gái rằn.
“Khi con lớn hơn, con sẽ thấy người Da trắng lừa đảo người Da đen mỗi ngày trong cuộc đời con, nhưng hãy để bố nói con nghe điều này và con đừng quên: bất cứ khi nào một người da trắng làm điều đó với người Da đen, bất kể anh ta là ai, anh ta giàu cỡ nào, hoặc anh ta xuất thân từ một gia đình danh giá ra sao, thì người Da trắng đó vẫn là thứ rác rưởi.” – trích Giết con chim nhại.
Bên cạnh vấn đề phân biệt chủng tộc, tác phẩm còn đan xen về cách nhìn đời, lòng can đảm, niềm tin thông qua cách dạy con của người bố Atticus và những câu chuyện của con người trong thị trấn Maycomb.
“Bố muốn con thấy một điều gì đó ở bà. Bố muốn con thấy lòng can đảm thực sự là gì, thay vì có ý nghĩa rằng can đảm là người đàn ông với khẩu súng trên tay. Đó là khi con biết mình sẽ thất bại từ trước khi bắt đầu nhưng dù vậy con vẫn bắt đầu và con theo đuổi nó tới cùng cho dù có chuyện gì xảy ra.” – trích Giết con chim nhại.
Review đánh giá của độc giả
Bạn Huy cho rằng đây là một cuốn sách hay ” Giết con chim nhại là 1 trong những tác phẩm kinh điển xuất sắc và rất nổi tiếng trong giới văn học. Đây chính là ấn tượng kích thích tôi phải mua cuốn sách này. Nhân vật Scout trong truyện rất đáng yêu, dưới ngòi bút của tác giả hình ảnh các nhân vật với những tính cách đặc trưng của từng người hiện lên rõ nét trong trí tưởng tượng của tôi. Tác phẩm được kể qua lời của cô bé, rất thực. Và cũng vì từ góc nhìn của cô bé rất dễ hiểu và dễ thấm chứ không cầu kì phức tạp lòng vòng như nhiều tác phẩm khác. Cuốn sách viết về một xã hội ở thời kỳ mà nạn phân biệt chủng tộc còn gay gắt đặc biệt đối với những người da màu. Một cuốn sách đáng để trong tủ sách của bất cứ ai. Giết con chim nhại không chỉ dành cho người lớn để họ tiếp thu những bài học về phương pháp giáo dục con cái. Mà con dành cho trẻ nhỏ là để cho con thấy những điều tuyệt vời ở tình bạn, tình hàng xóm, tình cha con, về thái độ cần có của chúng ta trước những bất công trong xã hội. Như người bố Atticus từng nói: “Đơn giản bởi vì chúng ta bị đánh bại một trăm năm trước khi cúng ta bắt đầu thì đó cũng đâu phải lý do chúng ta không cố thắng” – câu nói yêu thích của tôi.
Tuy vậy, theo cảm nhận của mình, bản dịch lần này của Nhã Nam chưa thật sự xuất xắc lắm.”
Bạn Hải Anh cũng cản thấy sách rất hay ” Khi đọc cuốn sách, tôi phải làm quen ngay với bố Atticus của hai anh em – Jem và Scout, ông bố luật sư có một cách riêng, để những đứa trẻ của mình cứng cáp và vững vàng hơn khi đón nhận những bức xúc không sao hiểu nổi trong cuộc sống. Tôi sẽ nhớ rất lâu người đàn ông thích trốn trong nhà Boo Radley, kẻ bị đám đông coi là lập dị đã chọn một cách rất riêng để gửi những món quà nhỏ cho Jem và Scout, và khi chúng lâm nguy, đã đột nhiên xuất hiện để che chở. Và tất nhiên không thể bỏ qua anh chàng Tom Robinson, người bị kết án tử hình vì tội hãm hiếp một cô gái da trắng, sự thật thà và suy nghĩ quá đỗi đơn giản của anh lại dẫn đến một cái kết hết sức đau lòng, chỉ vì lý do anh là một người da đen. Cho dù được kể dưới góc nhìn của một cô bé, cuốn sách Giết con chim nhại không né tránh bất kỳ vấn đề nào, gai góc hay lớn lao, sâu xa hay phức tạp: nạn phân biệt chủng tộc, những định kiến khắt khe, sự trọng nam khinh nữ… Góc nhìn trẻ thơ là một dấu ấn đậm nét và cũng là đặc sắc trong Giết con chim nhại. Trong sáng, hồn nhiên và đầy cảm xúc, những câu chuyện tưởng như chẳng có gì to tát gieo vào người đọc hạt mầm yêu thương. Thông điệp yêu thương trải khắp các chương sách là một trong những lý do khiến Giết con chim nhại giữ sức sống lâu bền của mình trong trái tim độc giả ở nhiều quốc gia, nhiều thế hệ. Những độc giả nhí tìm cho mình các trò nghịch ngợm và cách nhìn dí dỏm về thế giới xung quanh. Người lớn lại tìm ra điều thú vị sâu xa trong tình cha con nhà Atticus, và đặc biệt là tình người trong cuộc sống, như cô bé Scout quả quyết nói “em nghĩ chỉ có một hạng người. Đó là người”
Bạn Trung Hiếu bình luận “Giết con chim nhại là một tác phẩm sâu sắc và đầy tính nhân văn. Mặc dù cuộc chiến chống phân biệt trong cuốn sách không gặt hái được nhiều thành công, tuy nhiên nó đã mang lại thành công trên mặt trận tư tưởng, làm thay đổi mạnh mẽ cách nhìn nhận về cuộc sống của mỗi người, bất kể dân tộc, màu da hay tôn giáo. Bên cạnh những ý nghĩa này, Giết con chim nhại còn dạy cho mình một bài học về sự quyết tâm, dám nghĩ dám làm. Dám đương đầu với khó khăn và những định kiến tiêu cực không đem lại hạnh phúc cho con người. Cho dù những đóng góp ấy có là nhỏ bé, nhưng vẫn phải làm vì lương tâm không cho phép chúng ta dừng lại. Giống như cô Maudie đã nói “chúng ta đã bước được một bước, chỉ một bước ngắn, nhưng chúng ta đã bước”. Mình đã thử suy nghĩ về tên của cuốn sách từ lúc bắt đầu đọc lời bạt sau sách trước khi đọc sách hay các bài review hoàn chỉnh. Đa phần đều cho rằng, nhan đề “Giết con chim nhại” mang ý nghĩa như thế này: Chim nhại là một loài chim vô tội, chúng chỉ biết hót, hót lại rất hay, ấy vậy mà lại bị con người săn bắt, cũng giống như những người da màu, họ chỉ sống một cuộc sống bình thường nhưng trong mắt những người da trắng họ lại là tội đồ phải bị trừng phạt. Nhưng theo mình, tên sách mang một ý nghĩa khác. Chim nhại. Chim nhại.Chim nhại. – Một thế hệ những người đi theo định kiến của số đông về phân biệt chủng tộc, họ thấy thế hệ trước làm như thế với những người da đen, họ cũng dần mang một mặc cảm tương tự. Giống như những lời nói nhại- bắt chước tiếng nói, điệu bộ của người khác để nói lại để trêu chọc và giễu cợt. Nạn phân biệt chủng tộc cũng thế, nó chỉ là những lời nói nhại từ thế hệ này đến thế hệ sau. Và ý nghĩa của tiêu đề chính là muốn giết chết những lời nói nhại, muốn loại trừ những định kiến tiêu cực về xã hội trước đó. Tạo dựng một xã hội mới công bằng và văn minh, ở đó người ta có thể thiết lập lại những suy nghĩ về con người ban đầu đơn thuần như cái nhìn của Scout về con người và cuộc sống. “
Bạn Vũ cảm thấy nhân vật Scout trong truyện rất đáng yêu ” Nhân vật Scout trong truyện rất đáng yêu, dưới ngòi bút của tác giả hình ảnh các nhân vật với những tính cách đặc trưng của từng người hiện lên rõ nét trong trí tưởng tượng của tôi. Tác phẩm viết về một xã hội ở thời kỳ mà nạn phân biệt chủng tộc còn gay gắt đặc biệt đối với những người da màu. Đọc văn nước ngoài rồi đọc bản dịch vẫn thấy đôi chỗ không xuôi, đọc nhiều lần mới ngấm , nhưng đúng là kinh điển, cũng khá day dứt ám ảnh. nói ám ảnh là vì từ đầu đến cuối nhân vật bí ẩn Boo được phác họa hoàn toàn từ tưởng tượng của những đứa trẻ, nên có gì đó gây tò mò và khiến người ta phải đọc.
Một tác phẩm đầy lôi cuốn. Các nhân vật có tính đặc trưng cao, tác phẩm đôi khi làm người ta phải thức tỉnh, phải tỉnh táo để nhìn nhận. Mở đầu đơn giản qua cái nhìn trẻ thơ, càng đọc càng thấy được sự sâu sắc. Harper Lee thật sự đã thành công một cách đầy ấn tượng. Đáng để đọc lại lần nữa. “
Bạn Nguyễn Đức Trọng cho rằng cuốn sách này xứng tầm tiểu thuyết kin điển ” Đây là một tác phẩm mà sau khi đọc xong bạn sẽ rút ra được rất nhiều bài học quý giá.
Đọc tiêu đề và lời giới thiệu, chắc nhiều người sẽ cho rằng đây là một câu chuyện đầy kịch tính. Nhưng không.
Đặt bối cảnh trong một thị trấn giả tưởng ở Mỹ, mốc thời gian sau nội chiến Hoa Kỳ, khi xã hội còn rối ren, tác giả đã tạo nên một thế giới của riêng mình mà ở đó đầy tính triết lý và thể hiện rõ nhân sinh quan của bà.
Ở đó không có thiện ác, chỉ có bản chất của con người. Và tùy cách nhìn con người đó ra sao thì ta sẽ thấy họ tốt hay là xấu. Vì vậy, chúng ta không thể đánh giá bất cứ ai.
Đây còn là tác phẩm quý cho các bậc cha mẹ. Qua đó, họ sẽ hiểu thêm cách nhìn đời, cách sống sao cho phải để từ đó dạy con cái mình cho tốt. Dạy chúng cách đối nhân xử thế.
Hành trình trưởng thành của Jem và Scout cũng chính là quá trình mà tâm trí người xem được mở mang. Rất đáng đọc. “
Bạn Thảo My phải suy ngẫm rất nhiều sau khi đọc xong tác phẩm ” Ở một mức độ, Giết con chim nhại là một câu chuyện kể về cuộc sống ở một thị trấn nhỏ tên là Alabama trong thời kì nước Mĩ đang rơi vào Đại khủng hoảng. Tác phẩm ẩn chứa những bài học triết lí về nhân sinh được khéo léo lồng ghép vào mỗi chi tiết của câu chuyện để dễ dàng lay động trái tim độc giả. Và nó thực sự đã làm điều đó với riêng tôi và tôi trộm nghĩ cái tính từ “quyến rũ” hẳn là đã ra đời để diễn tả chính xác cuốn tiểu thuyết này. Mặc dù mang một phong cách hành văn nhẹ nhàng, tác phẩm chứa đựng một nguồn năng lượng mãnh liệt trong việc bàn luận về những vấn đề của thời đại như phân biệt chủng tộc, lòng bao dung và đạo lí làm người. Quan trọng hơn cả, tác phẩm cung cấp cho chúng ta ví dụ về tinh thần dũng cảm đứng lên chống lại sự bất công. Đó là một bài học mà tôi nghĩ chúng ta ít khi được nhắc tới. Khi kẻ xấu làm điều sai trái đối với ta, ta phải vùng dậy và thông báo cho cả thế giới biết điều đó mặc cho việc đó có thể nguy hiểm như thế nào. Nói suông thì lúc nào cũng dễ hơn hành động, tôi biết chứ. Nhưng ít nhất điều đó nên là một chuẩn mực cho tất cả chúng ta hướng đến.
Nhân vật Atticus Fitch chính là ví dụ điển hình nhất cho chuẩn mực ấy. Ông là hình mẫu vượt lên trên mọi hình mẫu khác và điều nổi trội nhất ở ông là ở cái cách ông hành xử như một con người THỰC SỰ. Ông không làm những điều vĩ đại mà ở ông chỉ có một niềm tin dai dẳng, bền bỉ bất chấp mọi định kiến bên ngoài vào những điều mà ông cho là đúng.
Giết con chim nhại là một câu chuyện rất đặc biệt. Và đương nhiên, nó là cả một niềm vui thú khi được cầm trên tay quyển sách này. “
Ở thời điểm hiện tại, vấn nạn phân biệt chủng tộc đã không còn quá gay gắt như lúc bấy giờ. Tuy nhiên cuốn sách vẫn là minh chứng cho một giai đoạn khó khăn chống lại nó trong lịch sử. Đọc Giết con chim nhại, thế hệ sau này sẽ hiểu được phần nào bộ mặt xã hội trong giai đoạn đó và hiểu được giá trị cốt lõi của sự bình đẳng.